Sức mạnh bệ phóng vũ trụ nổi trên biển

Sức mạnh bệ phóng vũ trụ nổi trên biển
TPO - Bệ phóng vũ trụ nổi trên biển mang tên “Sea Launch” được chính thức ra mắt từ năm 1995 với sự tham gia của 4 quốc gia gồm: Na Uy, Nga, Ukraine và Mỹ. Dự án này ban đầu do Boeing điều hành, với sự tham gia đóng góp của các cổ đông khác. Lần phóng thử đầu tiên của Sea Launch là vào tháng 3/1999.  

Từ một dự án suýt bị bỏ rơi

Sea Launch đã phóng vệ tinh liên lạc lên quỹ đạo địa tĩnh cho các khách hàng như EchoStar, DirectTV, XM Satellite Radio và PanAmSat.

Bệ phóng và máy móc được đặt trên tàu Sea Launch Commander tại Long Beach, California, Mỹ. Sau đó, các thiết bị được đặt trên bệ phóng tự hành Ocean Odyssey và chuyển tới Thái Bình Dương, nơi tàu Sea Launch Commander hoạt động như một trung tâm chỉ huy.

Tháng 6/2009, Sea Launch trải qua 30 tháng “sống dở chết dở” với nguy cơ bị phá sản.

Vị cứu tinh Nga

Năm 2011, sau 30 tháng “chờ chết”, Tập đoàn Energia- nhà thầu vũ trụ hàng đầu của Nga đã mua lại “Sea Launch” và trở thành cổ đông chính của công ty sau khi tái cơ cấu theo Chương 11 luật phá sản Mỹ. Energia nắm giữ nắm giữ 95% cổ phần của Sea Launch. Tuy nhiên cơ sở chính của Sea Launch vẫn ở Califorinia, Mỹ.

Ngày 19/2/2014, Phó thủ tướng Nga Dmitry Rogzin cho biết, Chính phủ Nga sẽ xem xét kỹ ý tưởng mua lại nhà cung cấp dịch vụ phóng thương mại Sea Launch.

Moscow đã đề nghị cơ quan vũ trụ Nga Roscosmos, và nhà sản xuất nga RSC Energia đệ trình một tổng quan tình hình tài chính của công ty dịch vụ phóng trên biển này. Chính phủ Nga giữ 38% của Energia.

Ngày 11/7 vừa qua, Chủ tịch tập đoàn vũ trụ Energia cho biết trên hãng thông tấn Itar-tass rằng, Chính phủ Nga đã yêu cầu chuẩn bị những đề xuất để cải tiến bệ phóng vũ trụ nổi duy nhất mang tên “Sea Launch”.

"Thủ tướng Dmitry Medvedev và Phó Thủ tướng Dmitry Rogozin đã chỉ đạo tiếp tục phát triển dự án Sea Launch và chuẩn bị những đề xuất cho triển vọng nâng cấp bệ phóng này".

Lợi ích chiến lược của Nga

Nga sẽ có thể phát triển Sea Launch vào mục đích quân sự. Ngày 19/2, Phó Thủ tướng Nga Rogzin cho biết: “Chúng tôi (Nga) sẽ thông báo cho phía Mỹ về các vệ tinh quân sự và lưỡng dụng”.

Tiếp đó, ngày 11/7, Chủ tịch tập đoàn vũ trụ Energia Vitaly Lopota cho rằng: “Việc phát triển các tên lửa đẩy siêu nặng trong tương lai cũng phần lớn phụ thuộc vào việc liệu chúng ta có thể duy trì được nó hay không”.

Ngoài ra, Sea Launch là nhà cung cấp dịch vụ phóng duy nhất  trên thế giới sở hữu bê phóng thương mại của chính mình và kiểm soát tầm phóng.

Theo theo ông Rogzin, khi thương vụ hoàn thành, Nga có thể chuyển các bệ phóng rocket trên biển và các tàu chỉ huy từ Long Beach, California, Mỹ tới một cảng của Nga  trên Thái Bình Dương và dĩ nhiên “căn cứ này dĩ nhiên sẽ nằm ngoài lãnh thổ Mỹ”.

Khi đó, Chính phủ Nga sẽ sử dụng Sea Launch để thực hiện một số hợp đồng phóng của nhà nước liên bang. Và các tàu vũ trụ mang tính nhạy cảm của Nga sẽ không còn phải di chuyển tới cơ sở tại California, Mỹ để thực hiện các bước chuẩn bị phóng. 

Theo Theo Itar-Tass, Ria-Novosti, The Moscow Times
MỚI - NÓNG
Chưa nghỉ lễ đã 'cháy' tour du thuyền vịnh Hạ Long
Chưa nghỉ lễ đã 'cháy' tour du thuyền vịnh Hạ Long
TPO - Những chuyến du thuyền ngắm vịnh Hạ Long đã được đặt kín từ 2-3 tháng trước nên dự báo không đủ sức cung ứng cho dịp 30/4-1/5 cho khách nội địa. Do đó, đại diện một số doanh nghiệp lữ hành chia sẻ rằng liên tục phải từ chối hàng chục cuộc gọi đặt tour này mỗi ngày trong thời gian gần đây. 
Nữ thần Đài Loan lười biếng
Nữ thần Đài Loan lười biếng
TPO - Quách Bích Đình khiến khán giả mong chờ khi trở lại với show Tỷ tỷ đạp gió rẽ sóng sau thời gian dài tạm ngừng hoạt động nghệ thuật để lo cho gia đình. Tuy nhiên, biểu hiện của nữ diễn viên trong show gây nhiều tranh cãi.