Sức mạnh chiến đấu cơ Nga - Mỹ trên chiến trường Syria

Máy bay chiến đấu Sukhoi Su-30SM của Nga. Ảnh: NT.
Máy bay chiến đấu Sukhoi Su-30SM của Nga. Ảnh: NT.
Tờ National Interest mới đây đã so sánh chiến đấu cơ Sukhoi Su-30SM của Nga gần đây được triển khai ở Syria và tiêm kích tối tân F-22 Raptor, được Mỹ sử dụng để không kích các mục tiêu của nhóm phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS).

Nga mới đây triển khai ít nhất bốn chiến đấu cơ tối tân Sukhoi Su-30M Flanker tới căn cứ của họ tại Latakia, Syria. Đây là loại vũ khí mới nhất được Nga đưa tới quốc gia Ả rập bên cạnh hệ thống khí tài đã được triển khai trước đó bao gồm xe tăng, xe bọc thép, pháo hạng nặng và một lượng lớn bộ binh.

Việc triển khai chiến đấu cơ và khí tài của Nga tại Syria là để hỗ trợ chính quyền tổng thống Bashar al-Assad trong cuộc chiến chống lại tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS). Tuy nhiên, Nga lại không có mối hợp tác nào với lực lượng liên quân do Mỹ đứng đầu, và điều này làm nảy sinh nguy cơ về những cuộc đối đầu không mong đợi giữa hai lực lượng.

Để tránh sự đối đầu trên, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Carter đã phải liên lạc với người đồng cấp Nga để đảm bảo chắc chắn hai cường quốc sẽ không phải lâm vào tình cảnh vô tình đối đầu nhau. “Bộ trưởng quốc phòng Nga và Mỹ đã thảo luận về các vùng hoạt động chồng lấn và các vùng riêng rẽ của hai lực lượng”, Lầu Năm Góc khẳng định. Phía Mỹ dường như không lường trước được vấn đề Nga đã cử máy bay đến Syria chỉ vài giờ sau cuộc thảo luận.

Phía Nga cho rằng chọn những chiếc Su-30 SM cho chiến trường Syria là một quyết định hợp lý. Những chiếc phi cơ này có tải trọng cực lớn và tầm bay xa tuyệt vời. Hơn nữa, nó rất linh hoạt trong việc đáp ứng các tác chiến trên bộ và trên không. Thêm vào đó, chiến đấu cơ này có hai phi công điều khiển, rất phù hợp với các nhiệm vụ phức hợp khác nhau. Điều đó giải thích tại sao những chiếc F-15E Strike Eagle và F/A-18F của Mỹ, vốn có nhiều điểm tham khảo từ mẫu Su-30SM, cũng đều có hai phi công.

Cho dù những chiếc Su-30SM thực hiện nhiệm vụ lần này đều thuộc tiêm kích thế hệ thứ 4 mới nhất, nhưng chúng không có cửa sánh với những chiếc Raptor về tầm quan sát phối hợp. Chỉ tính riêng về mặt cấu tạo, Raptor vượt trội hơn nhiều so với Su-30SM, ngoại trừ tầm bay và tải trọng. Trong quá trình huấn luyện, một đội gồm 4 chiếc F-22 sẽ phải tập để đủ khả năng đương đầu với 20 đối phương.

Trong trường hợp cận chiến trên không, Su-30MS có ưu thế hơn. Chúng được trang bị loại tên lửa tầm nhiệt R-73, vốn có khả năng tự tìm và diệt mục tiêu trong phạm vi 30 km, trong khi những chiếc Raptor vẫn đang dừng lại ở mẫu AIM-9. Điều đó có nghĩa là mặc cho F-22 có ưu việt  bao nhiêu, nó vẫn bị lép vế so với Su-30SM khi cận chiến ở tầm gần.

Xét về tổng thể, những chiếc F-22 chắc chắn vẫn là nỗi ác mộng toàn cầu mà không kẻ thù nào muốn phải đối mặt. Nhưng Su-30SM cũng có những ưu thế riêng của mình.

Theo Theo Dân Trí
MỚI - NÓNG
Trung ương Đoàn trao tặng công trình số hoá khu di tích lịch sử tại Điện Biên
Trung ương Đoàn trao tặng công trình số hoá khu di tích lịch sử tại Điện Biên
TPO - Trung ương Đoàn thực hiện 3 công trình số hóa các di tích lịch sử, địa chỉ đỏ cho tỉnh Điện Biên nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, gồm: Điểm Di tích Sở Chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ ở Mường Phăng, Điểm Di tích Đồi A1 và Điểm Di tích Trung tâm đề kháng Him Lam (Đồi Him Lam), với tổng trị giá 300 triệu đồng.