Súng phóng lựu RPO-A: Cơn ác mộng của IS

Súng phóng lựu nhiệt áp RPO-A sử dụng loại đạn cỡ 90mm nhưng có sức công phá tương đương một viên đạn 152mm là cơn ác mộng kinh khủng với phiến quân IS.
Súng phóng lựu RPO-A: Cơn ác mộng của IS ảnh 1

Theo trang quân sự Army Recognition, súng phóng lựu nhiệt áp RPO-A Shmel của Nga là loại hỏa lực cầm tay hiệu quả nhất trong suốt hơn 28 năm tại mọi cuộc xung đột mà nó được sử dụng. Và một trong số đó là cuộc nội chiến tại Syria ở cả hai phía gồm Quân đội chính phủ Syria và phe nổi dậy, thậm chí là trong tay của phiến quân IS. Nguồn ảnh: Rusarmy.com

Súng phóng lựu RPO-A: Cơn ác mộng của IS ảnh 2

Các chuyên gia phân tích quân sự đánh giá, súng phóng lựu RPO-A Shmel cỡ nòng 93mm đặc biệt hiệu quả đối với môi trường tác chiến đô thị ở Syria, với sức công phá tương đương vụ nổ của đạn pháo 152mm. Với thiết kế nhỏ gọn dễ sử dụng chỉ với một người, RPO-A Shmel được binh sĩ Quân đội chính phủ Syria sử dụng phổ biến trong các cuộc giao tranh với quân nổi dậy tại các khu vực thành thị vốn đầy ấp các công sự và ụ súng máy kiên cố. Nguồn ảnh: imgur.com

Súng phóng lựu RPO-A: Cơn ác mộng của IS ảnh 3

RPO-A Shmel có trọng lượng chỉ 11kg, tầm bắn hiệu quả 600m, nhưng nó vẫn có thể dễ dàng bắn trúng mục tiêu ở khoảng cách lên đến 1.000m cùng với đó các các loại đạn nhiệt áp có sức công phá lớn. Nguồn ảnh: Vitaly V. Kuzmin

Súng phóng lựu RPO-A: Cơn ác mộng của IS ảnh 4

Đầu đạn nhiệt áp tiêu chuẩn của RPO-A Shmel rất hiệu quả trong việc tiêu diệt các mục tiêu trong nơi ẩn nấp như trong các tòa nhà, hang động, hẻm núi, cũng như các mục tiêu di động như xe bọc thép.

Súng phóng lựu RPO-A: Cơn ác mộng của IS ảnh 5

Mọi sinh vật sống nằm trong bán kính sát thương xung quanh mục tiêu nếu chưa bị sức nóng thiêu cháy sẽ bị chênh lệch áp suất đột ngột và mất dưỡng khí dẫn đến ngất hoặc bị tiêu diệt. Đầu đạn gây cháy sẽ tạo ra một vùng lửa có bán kính 3m để đốt cháy mục tiêu. Nguồn ảnh: Wikipedia.

Súng phóng lựu RPO-A: Cơn ác mộng của IS ảnh 6

Súng phóng lựu nhiệt áp RPO-A Shmel được Cục thiết kế khí cụ Tula phát triển từ năm 1980 và được Quân đội Liên Xô đưa vào trang bị từ cuối những năm 1980. RPO-A Shmel được phát triển dựa trên phiên bản RPO Shmel trước đó với việc cải thiện sức mạnh hỏa lực và giảm trọng lượng của súng.

Súng phóng lựu RPO-A: Cơn ác mộng của IS ảnh 7

Hiện tại RPO-A Shmel được Nga phát triển thành nhiều biến thể khác như RPO-M "Shmel-M" hay còn được gọi là RPO PDM-A được giới thiệu vào năm 2006 với thiết kế gần như tương tự. Nó có trọng lượng chỉ 8.8kg với cỡ nòng 90mm và có tầm bắn lên tới 1.700m.

Súng phóng lựu RPO-A: Cơn ác mộng của IS ảnh 8

Biến thể khác của RPO PDM-A nhỏ gọn hơn là MGK Bur cỡ nòng 62mm với tầm bắn tối đa chỉ 950m. Súng có thể tái sử dụng nhiều lần.

Súng phóng lựu RPO-A: Cơn ác mộng của IS ảnh 9

Hiện tại RPO-A Shmel và các biến thể của nó đang được sử dụng ở hơn 10 quốc gia trên thế giới. Dù được phát triển bởi Nga, tuy nhiên Syria lại là nơi loại vũ khí này thể hiện được sức mạnh áp đảo của mình trên chiến trường. Nguồn ảnh: Vitaly V. Kuzmin

Theo Theo Kiến Thức
MỚI - NÓNG
Chu Thanh Huyền đeo vàng trĩu cổ
Chu Thanh Huyền đeo vàng trĩu cổ
TPO - Trong ngày trọng đại, Chu Thanh Huyền và Quang Hải được gia đình nhà gái và nhà trai trao tặng nhiều quà cưới. Theo ghi nhận, cặp đôi nhận được những món quà giá trị từ gia đình 2 bên gồm nhiều kiềng vàng và nhẫn.