Tại sao tự vệ miền Đông Ukraine có vũ khí của NATO?

Trong ảnh là các tên lửa phòng không Grom được Quân đội Ba Lan sử dụng.
Trong ảnh là các tên lửa phòng không Grom được Quân đội Ba Lan sử dụng.
Lực lượng quân đội chính phủ Ukraine vừa thu giữ một số lượng không xác định tên lửa phòng không vác vai PZR Grom từ lực lượng tự vệ miền Đông. Đáng nói là, tên lửa này do Ba Lan-một thành viên của NATO, sản xuất.

Tạp chí Jane’s Defence Weekly hôm 18/5 dẫn nguồn tin từ Bộ Quốc phòng Ukraine cho hay, lực lượng quân đội chính phủ Ukraine vừa thu giữ một số lượng không xác định tên lửa phòng không vác vai PZR Grom (do Ba Lan sản xuất) từ lực lượng tự vệ miền đông.

Bộ Quốc phòng Ukraine đã công bố hình ảnh về hệ thống tên lửa trên cùng ngày, được biết quân đội chính phủ đã kịp thời ngăn chặn một cuộc tấn công bằng tên lửa vào sân bay quân sự tại Kramatorsk thuộc khu vực Donetsk, miền đông Ukraine.

Một bức ảnh chụp cận cảnh quả tên lửa trên cho thấy dòng chữ ROM E2 - ký hiệu viết tắt của phiên bản mới nhất hệ thống tên lửa phòng không vác vai Grom E2. Ngoài lực lượng vũ trang Ba Lan, các hệ thống tên lửa phòng không Grom còn được xuất khẩu sang Gruzia, Indonesia, Peru và một đơn đặt hàng của Lithuania vào năm 2014.

Tại sao tự vệ miền Đông Ukraine có vũ khí của NATO? ảnh 1

Hình ảnh về tên lửa phòng không Grom E2 do Ukraine công bố.

Theo nhận định của quân đội chính phủ Ukraine thì rất khó có khả năng Ba Lan (nước thành viên NATO) cung cấp vũ khí cho lực lượng ly khai thân Nga. Hiện tại thì số tên lửa trên có thể xuất phát từ Gruzia, Ba Lan đã bán cho quân đội nước này tổng cộng 30 bệ phòng cùng với 100 tên lửa Grom vào năm 2008.

Trong xung đột ở Nam Ossetia 2008, quân đội Nga đã tịch thu được một số lượng lớn vũ khí từ quân đội Gruzia, trong đó có cả tên lửa phòng không Grom. Tuy không rõ số lượng tên lửa mà Nga thu được là bao nhiêu nhưng phía Ukraine vẫn để ngõ khả năng Nga đã đứng sau lưng hỗ trợ vũ khí cho lực lượng ly khai ở miền đông nước này.

Ngoài ra, lực lượng vũ trang của Nga hoạt động tại Chechnya sau năm 2008 tuyên bố cũng thu giữ được các tên lửa phòng không cá nhân Grom từ tay phiến quân Chechnyan. Rất có thể số tên lửa trên cũng có nguồn gốc từ Gruzia, mặc dù thông tin trên vẫn chưa được xác minh.

Có một điểm đặc biệt là trong các bức ảnh được Bộ quốc phòng Ukraine công bố thì tên lửa này tuy sử dụng các ống phóng Grom 2 nhưng lại mang các bộ phận của tên lửa phòng không vác vai 9K38 Igla của Nga (NATO định danh là SA-18). Điều này có thể hoàn toàn lý giải được nguồn gốc của số tên lửa kia xuất phát từ đâu.

Trong các chiến dịch tấn công vào các thành phố miền đông, Không quân Ukraine đã chịu tổn thất khá nặng nề bởi các cuộc tấn công bằng tên lửa vác vai. Hôm 2/5, hai chiếc Mi-24 của quân đội chính phủ đã bị bắn hạ bởi quân tự vệ miền đông gần Slavyansk, cách 20 km về phía bắc của khu vực Kramatorsk nơi các tên lửa Grom-2 bị tịch thu.

Tên lửa phòng không tầm thấp vác vai Grom do Viện Công nghiệp Vũ khí, Đại học Công nghệ Quân sự WAT và Cục thiết kế rocket Skarzysko hợp tác thiết kế, chính thức sản xuất từ năm 1995. Toàn bộ hệ thống nặng 16,5kg với đạn tên lửa nặng 10,5kg, lắp đầu nổ nặng 1,27kg, đạt tầm bắn 5,5km, trần bay 3,5kg, dùng đầu tự dẫn hồng ngoại.

Theo Theo Kiến thức
MỚI - NÓNG