Tận thấy ‘Huyền thoại Chiến tranh Lạnh’ SR-71 Blackbird

TPO - Ngày 22/12/1964, "Huyền thoại Chiến tranh Lạnh" SR-71 Blackbird của Mỹ thực hiện thành công chuyến bay đầu tiên. Và hơn nửa thế kỷ sau, SR-71 hiện vẫn giữ kỷ lục là máy bay nhanh nhất từng được loài người đưa vào sử dụng.
Tận thấy ‘Huyền thoại Chiến tranh Lạnh’ SR-71 Blackbird ảnh 1

Những năm 60 của thế kỷ 20, giai đoạn căng thẳng nhất của Chiến tranh Lạnh, xưởng Skunk Works thuộc Công ty Lockheed (Mỹ) khởi động chương trình chế tạo một loại máy bay trinh sát tốc độ cao theo yêu cầu của CIA.

Tận thấy ‘Huyền thoại Chiến tranh Lạnh’ SR-71 Blackbird ảnh 2

Máy bay này mang ký hiệu A-12 và dự kiến được sử dụng cho các nhiệm vụ đặc biệt là trinh sát trên lãnh thổ Liên Xô.

Tận thấy ‘Huyền thoại Chiến tranh Lạnh’ SR-71 Blackbird ảnh 3

Tuy nhiên, sau khi được đưa vào trang bị năm 1963, A-12 chưa từng được sử dụng cho mục đích nêu trên.

Tận thấy ‘Huyền thoại Chiến tranh Lạnh’ SR-71 Blackbird ảnh 4

Trên cơ sở A-12, Skunk Works phát triển thêm một loại máy bay trinh sát chiến lược nữa mang ký hiệu SR-71 với kích thước, tốc độ và các tính năng kỹ - chiến thuật vượt trội hơn so với A-12.

Tận thấy ‘Huyền thoại Chiến tranh Lạnh’ SR-71 Blackbird ảnh 5

SR-71 cất cánh lần đầu tiên vào 22/12/1964.

Tận thấy ‘Huyền thoại Chiến tranh Lạnh’ SR-71 Blackbird ảnh 6

Đây là loại máy bay có tốc độ nhanh nhất của Không quân Mỹ từ trước tới nay với vận tốc tối đa đạt 3.300 km/h; trần bay: 25,9 km và tầm hoạt động: 5.230 km.

Tận thấy ‘Huyền thoại Chiến tranh Lạnh’ SR-71 Blackbird ảnh 7

Trong một giờ, SR-71 có khả năng tiến hành trinh sát và chụp ảnh trên một khu vực diện tích rộng 260.000 km2.

Tận thấy ‘Huyền thoại Chiến tranh Lạnh’ SR-71 Blackbird ảnh 8

Mỹ đã sản xuất tổng cộng 32 chiếc SR-71, trong đó có 12 chiếc đã bị phá hủy vì một số nguyên nhân không liên quan đến quân sự.

Tận thấy ‘Huyền thoại Chiến tranh Lạnh’ SR-71 Blackbird ảnh 9

SR-71 đã từng tham gia vào một số nhiệm vụ chiến đấu như các chuyến bay trinh sát trên bán đảo Kola, Cu-ba, Ai Cập, Syria…

Theo Theo Lenta
MỚI - NÓNG
Cựu Giám đốc Trung tâm Công nghệ sinh học TPHCM bị cáo buộc nhận hối lộ 14,4 tỷ đồng
Cựu Giám đốc Trung tâm Công nghệ sinh học TPHCM bị cáo buộc nhận hối lộ 14,4 tỷ đồng
TPO - Cơ quan điều tra cáo buộc, bị can Dương Hoa Xô có trách nhiệm thực hiện đúng các quy định của pháp luật để triển khai mua sắm thiết bị, song quá trình thực hiện, ông chỉ đạo cấp dưới "thông đồng" với Công ty AIC để nâng khống giá gây thiệt hại cho Nhà nước. Đổi lại, bị can được phía AIC hối lộ 14,4 tỷ đồng.