Tận thấy pháo chống tăng 2S14 siêu tốc của Nga

Pháo chống tăng tự hành 2S14 của Nga có tốc độ bắn lên tới 20-25 phát/phút, một tốc độ vô đối thời bấy giờ.
Tận thấy pháo chống tăng 2S14 siêu tốc của Nga ảnh 1

Giai đoạn 1969-1970, quân đội Liên Xô yêu cầu một loại pháo chống tăng tự hành mới có khả năng cơ động cao, hỏa lực mạnh nhằm đáp ứng các thách thức mới của chiến trường. Viện nghiên cứu Trung ương Petrel được chọn làm nhà thầu chính, dự án mang tên 2S14 Stinger-S.

Tận thấy pháo chống tăng 2S14 siêu tốc của Nga ảnh 2

Pháo chống tăng tự hành 2S14 sử dụng khung gầm xe thiết giáp chở quân BTR-70 6x6 bánh. Tháp pháo lắp pháo chính 2A62 85 mm được lấy từ pháo chống tăng kéo xe 2A55. Pháo có tốc độ bắn tối đa từ 20-25 viên/phút, cơ số đạn mang theo 30-40 quả.

Tận thấy pháo chống tăng 2S14 siêu tốc của Nga ảnh 3

Xe sử dụng hệ thống quan sát mục tiêu bằng kính tiềm vọng, hệ thống điều khiển hỏa lực khá đơn giản. Xe có khối lượng chiến đấu 12,5 tấn, ê kíp vận hành 3-4 người.

Tận thấy pháo chống tăng 2S14 siêu tốc của Nga ảnh 4

Mẫu thử nghiệm pháo chống tăng tự hành 2S14 đầu tiên hoàn thành vào năm 1975. Các thử nghiệm trên thực địa cho kết quả khá tích cực. Đến năm 1980, 2S14 vượt qua các thử nghiệm và được Ủy ban liên ngành đánh giá rất khả quan.

Tận thấy pháo chống tăng 2S14 siêu tốc của Nga ảnh 5

Ưu điểm của 2S14 là tốc độ bắn rất nhanh cho phép tiêu diệt hiệu quả pháo tự hành và phương tiện bọc thép nhẹ của đối phương. 2S14 có khả năng cơ động khá tốt, tốc độ trên đường bộ và lội nước khá tốt.

Tận thấy pháo chống tăng 2S14 siêu tốc của Nga ảnh 6

Tuy nhiên, pháo chống tăng 2S14 lại không được chấp nhận vào trang bị. Lý do là khả năng xuyên giáp của pháo khá hạn chế, nó chỉ có thể đối phó với các mục tiêu bọc giáp nhẹ và không thể tiêu diệt các xe tăng hạng nặng.

Tận thấy pháo chống tăng 2S14 siêu tốc của Nga ảnh 7

Mặt khác, cỡ nòng 85 mm không thích hợp để sử dụng loại đạn có điều khiển về sau. Quá trình phát triển đạn pháo có điều khiển đã áp dụng với các loại pháo cỡ nòng lớn. 2S14 trở nên lỗi thời ngay khi còn là mẫu thử nghiệm.

Tận thấy pháo chống tăng 2S14 siêu tốc của Nga ảnh 8

Quân đội Nga tập trung vào nâng cấp pháo chống tăng tự hành 2S25 Sprut SD cỡ nòng 125 mm với sức mạnh tác chiến vượt trội hơn nhiều.

Tận thấy pháo chống tăng 2S14 siêu tốc của Nga ảnh 9

Khung gầm bánh lốp 6x6 bánh phù hợp với một xe thiết giáp chở quân hơn là pháo chống tăng tự hành. Sau đó quân đội Nga từng lên kế hoạch lắp pháo 2A6 125 mm lên khung gầm xe thiết giáp BTR-90, nhưng dự án sau đó cũng bị hủy bỏ. Đến nay, 2S25 vẫn là pháo chống tăng tự hành chủ lực của Nga.

Theo Theo Kiến Thức
MỚI - NÓNG