'Tàu há mồm' của Hải quân Việt Nam

'Tàu há mồm' của Hải quân Việt Nam
Tàu đổ bộ (có thể gọi là tàu há mồm) được thiết kế để chở quân, xe tăng, xe bọc thép hỗ trợ chiến dịch đánh chiếm bờ biển.

'Tàu há mồm' của Hải quân Việt Nam

> Khám phá uy lực lưới lửa phòng không trên tàu chiến Việt Nam
> Lộ diện tàu chiến 'tia chớp' của Hải quân Việt Nam

Tàu đổ bộ (có thể gọi là tàu há mồm) được thiết kế để chở quân, xe tăng, xe bọc thép hỗ trợ chiến dịch đánh chiếm bờ biển.

Tàu vận tải đổ bộ là loại tàu có kết cấu đặc biệt cho phép chuyên chở phương tiện xe tăng, xe bọc thép lội nước, lính thủy đánh bộ vận chuyển đổ quân lên bờ trong các chiến dịch đánh chiếm bờ biển, đảo. Trong ảnh là một cuộc diễn tập đổ bộ đường biển của lực lượng Hải quân Đánh bộ Việt Nam
Tàu vận tải đổ bộ là loại tàu có kết cấu đặc biệt cho phép chuyên chở phương tiện xe tăng, xe bọc thép lội nước, lính thủy đánh bộ vận chuyển đổ quân lên bờ trong các chiến dịch đánh chiếm bờ biển, đảo. Trong ảnh là một cuộc diễn tập đổ bộ đường biển của lực lượng Hải quân Đánh bộ Việt Nam.
Các tàu đổ bộ thường thiết kế với hai cánh cửa ở mũi tàu để mở ra cho phép các phương tiện cơ giới binh lính di chuyển ra vào
Các tàu đổ bộ thường thiết kế với hai cánh cửa ở mũi tàu để mở ra cho phép các phương tiện cơ giới binh lính di chuyển ra vào "bụng tàu". Chính vì đặc điểm thiết kế này mà các loại tàu đổ bộ thường được gọi là “tàu há mồm”. Trong ảnh là tàu vận tải đổ bộ kiểu LST-542 (Mỹ sản xuất) của Hải quân Nhân dân Việt Nam.
Tàu LST-542 có lượng giãn nước 3.640 tấn (toàn tải), dài 100m, tàu có khả năng chở hơn 100 lính hải quân đánh bộ, xe tăng, xe bọc thép, 2 xuồng đổ bộ bộ binh (LCVP). Trong ảnh là xe bọc thép BTR-50 đang “bò từ bụng” tàu LST-542 trong chiến dịch giải phóng nhân dân Campuchia thoát họa diệt chủng năm 1979
Tàu LST-542 có lượng giãn nước 3.640 tấn (toàn tải), dài 100m, tàu có khả năng chở hơn 100 lính hải quân đánh bộ, xe tăng, xe bọc thép, 2 xuồng đổ bộ bộ binh (LCVP). Trong ảnh là xe bọc thép BTR-50 đang “bò từ bụng” tàu LST-542 trong chiến dịch giải phóng nhân dân Campuchia thoát họa diệt chủng năm 1979.
Boong tàu LST-542 có đủ không gian cho phép trực thăng hạng trung hạ cánh
Boong tàu LST-542 có đủ không gian cho phép trực thăng hạng trung hạ cánh.
Ngoài các tàu LST-542, Hải quân Nhân dân Việt Nam còn có trong trang bị vài tàu đổ bộ lớp Polnocny B (project 771)
Ngoài các tàu LST-542, Hải quân Nhân dân Việt Nam còn có trong trang bị vài tàu đổ bộ lớp Polnocny B (project 771).
Tàu đổ bộ hạng trung Polnocny B (project 771) do Ba Lan thiết kế chế tạo. Tàu có lượng giãn nước 834 tấn (toàn tải), dài 73m. Tàu trang bị 2 cụm pháo phản lực 140mm 8 nòng dùng để yểm trợ hỏa lực cho đơn vị hải quân đánh bộ đánh chiếm bờ biển
Tàu đổ bộ hạng trung Polnocny B (project 771) do Ba Lan thiết kế chế tạo. Tàu có lượng giãn nước 834 tấn (toàn tải), dài 73m. Tàu trang bị 2 cụm pháo phản lực 140mm 8 nòng dùng để yểm trợ hỏa lực cho đơn vị hải quân đánh bộ đánh chiếm bờ biển.
Tàu đổ bộ Polnocny B (project 771) có khả năng chở 100 lính, 6-8 xe vận tải hoặc phương tiện bọc thép, 180 tấn hàng hóa. Trong ảnh, tàu Polnocny đang “há mồm, thè lưỡi”
Tàu đổ bộ Polnocny B (project 771) có khả năng chở 100 lính, 6-8 xe vận tải hoặc phương tiện bọc thép, 180 tấn hàng hóa. Trong ảnh, tàu Polnocny đang “há mồm, thè lưỡi”.
Với sự phát triển của công nghiệp đóng tàu quân sự, Việt Nam tự lực đóng mới tàu đổ bộ cỡ nhỏ. Trong ảnh là tàu vận tải đổ bộ 600 tấn do nhà máy trong nước tự sản xuất
Với sự phát triển của công nghiệp đóng tàu quân sự, Việt Nam tự lực đóng mới tàu đổ bộ cỡ nhỏ. Trong ảnh là tàu vận tải đổ bộ 600 tấn do nhà máy trong nước tự sản xuất.
Cận cảnh “mồm há to” của tàu đổ bộ loại 600 tấn
Cận cảnh “mồm há to” của tàu đổ bộ loại 600 tấn.
Hải quân đánh bộ và xe tăng lội nước Pt-76 di chuyển vào trong “bụng” tàu đổ bộ 600 tấn chuẩn bị cho cuộc diễn tập
Hải quân đánh bộ và xe tăng lội nước Pt-76 di chuyển vào trong “bụng” tàu đổ bộ 600 tấn chuẩn bị cho cuộc diễn tập.
Xe tăng lội nước Pt-76 “nhảy” ra từ trong bụng tàu đổ bộ di chuyển vào bờ. Tùy từng điều kiện chiến trường, các tàu đổ bộ có thể “mở mồm” ngay trên biển để các phương tiện tự bơi vào bờ hoặc áp sát bờ
Xe tăng lội nước Pt-76 “nhảy” ra từ trong bụng tàu đổ bộ di chuyển vào bờ. Tùy từng điều kiện chiến trường, các tàu đổ bộ có thể “mở mồm” ngay trên biển để các phương tiện tự bơi vào bờ hoặc áp sát bờ.
Tàu đổ bộ trung đội ST1200 do công ty đóng tàu 189 (Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng) đóng mới trang bị cho Hải quân Nhân dân Việt Nam. Tàu ST1200 dài 12,8m, rộng 3,1m, chở được 1 xe ô tô hoặc 2,5 tấn hàng hóa
Tàu đổ bộ trung đội ST1200 do công ty đóng tàu 189 (Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng) đóng mới trang bị cho Hải quân Nhân dân Việt Nam. Tàu ST1200 dài 12,8m, rộng 3,1m, chở được 1 xe ô tô hoặc 2,5 tấn hàng hóa.

Theo Kiến thức

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG