Tên lửa đạn đạo Scud “huyền thoại” một thời đáng sợ ra sao?

Scud là lớp các tên lửa đạn đạo chiến thuật được Liên bang Xô viết triển khai trong thời kỳ Chiến tranh lạnh và xuất khẩu rộng rãi tới nhiều nước khác trên thế giới. Các tên lửa Scud có tính năng tự hủy khi chúng tới gần mục tiêu.
Tên lửa đạn đạo Scud “huyền thoại” một thời đáng sợ ra sao? ảnh 1

Giá trị lớn nhất của chương trình tên lửa R-11 là đặt được nền tảng khoa học, kỹ thuật cũng như mang lại những kinh nghiệm vô giá cho Liên Xô trong việc phát triển tên lửa đạn đạo phóng ngầm.  

Tên lửa đạn đạo Scud “huyền thoại” một thời đáng sợ ra sao? ảnh 2

Thuật ngữ này xuất phát từ tên hiệu NATO SS-1 Scud vốn được các cơ quan tình báo phương Tây gán cho loại tên lửa này. 

Tên lửa đạn đạo Scud “huyền thoại” một thời đáng sợ ra sao? ảnh 3

Những tên tiếng Nga của nó là R-11 (phiên bản đầu tiên) và R-300 Elbrus (những phiên bản phát triển sau này). 

Tên lửa đạn đạo Scud “huyền thoại” một thời đáng sợ ra sao? ảnh 4

Cái tên Scud đã được các phương tiện truyền thông và nhiều thực thể khác dùng để chỉ không chỉ những tên lửa này mà cả nhiều loại tên lửa khác được phát triển tại các quốc gia khác dựa trên thiết kế của người Xô viết. 

Tên lửa đạn đạo Scud “huyền thoại” một thời đáng sợ ra sao? ảnh 5

Thỉnh thoảng trên các phương tiện truyền thông đại chúng Hoa Kỳ, Scud được dùng để gọi bất kỳ một tên lửa đạn đạo của bất kỳ một quốc gia nào không phải phương Tây.    

Tên lửa đạn đạo Scud “huyền thoại” một thời đáng sợ ra sao? ảnh 6

Lưu ý về cái tên Scud, đây là định danh của NATO dành cho hai dòng tên lửa đạn đạo R-11 và R-17 của Liên Xô (R-11 được NATO định danh là Scud A còn R-17 được gọi là Scud B).

Tên lửa đạn đạo Scud “huyền thoại” một thời đáng sợ ra sao? ảnh 7

Trong đó, loại R-11 ra đời vào đầu những năm 1950, còn R-17 là thế hệ cải tiến thay thế R-11 ra đời năm 1958. 

Tên lửa đạn đạo Scud “huyền thoại” một thời đáng sợ ra sao? ảnh 8

Tất cả các phiên bản tên lửa "Scud" đều có nguồn gốc từ loại tên lửa V-2 của Đức (giống như đa số các loại tên lửa và rocket thời kỳ đầu của Mỹ).

Tên lửa đạn đạo Scud “huyền thoại” một thời đáng sợ ra sao? ảnh 9

Những phiên bản Scud ban đầu có tỷ lệ trật mục tiêu cao vì kết cấu của chúng thiếu một hệ thống dẫn đường điện tử chính xác (công nghệ này đến thập niên 1980 mới ra đời). Về mặt này, Scud có thể được coi là một loại bom khu vực. 

Tên lửa đạn đạo Scud “huyền thoại” một thời đáng sợ ra sao? ảnh 10

Những cải tiến của Iraq đã giúp tăng tầm bắn, nhưng ảnh hưởng xấu tới tính chính xác. Phải tới phiên bản Scud-D ra đời năm 1989 thì độ chính xác của Scud mới đạt mức cao.   

Tên lửa đạn đạo Scud “huyền thoại” một thời đáng sợ ra sao? ảnh 11

Tương tự như với một số loại tên lửa khác, lợi thế quân sự của loại vũ khí này là sự dễ dàng trong vận chuyển, chỉ cần một phương tiện TEL.

Tên lửa đạn đạo Scud “huyền thoại” một thời đáng sợ ra sao? ảnh 12

Tính cơ động cho phép việc lựa chọn vị trí phóng và tăng khả năng sống sót của hệ thống vũ khí (tới mức trong số gần 100 bệ phóng tên lửa được các phi công và các lực lượng đặc biệt của liên quân tuyên bố đã phá hủy trong Chiến tranh Vùng Vịnh, không một vụ nào được xác nhận chính thức sau đó).    

Theo Theo Lao Động
MỚI - NÓNG
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
TP - Thông tin từ Bộ Tài chính cho hay, đến nay có khoảng 40 địa phương gửi báo cáo thu chi tiền công đức. Theo đó, điểm nhấn là nhiều địa phương có số thu tiền công đức rất cao, lên tới 200-400 tỷ đồng/năm. Tuy nhiên, việc chi tiền công đức cũng đang cho thấy có khá nhiều bất cập khi mỗi nơi làm theo một kiểu. Trong khi có nơi xin giữ lại để tu bổ di tích, có chỗ nguồn thu lại được để dùng cho từ thiện.
Bà Rịa - Vũng Tàu căng mình ngăn lửa giữ rừng
Bà Rịa - Vũng Tàu căng mình ngăn lửa giữ rừng
Ảnh hưởng của El Nino khiến hơn 28.000 ha rừng ở Bà Rịa – Vũng Tàu đang ở cấp báo động cháy “cực kỳ nguy hiểm” (cấp 5). Người dân, cơ quan chức năng cũng như lực lượng bảo vệ rừng của tỉnh đang trong trạng thái cảnh giác cao, căng mình giữ rừng, không lơ là, chủ quan với lửa.