Tên lửa Patriot Mỹ kề sát biên giới Nga

Ảnh: Sputnik
Ảnh: Sputnik
TPO - Mỹ muốn bố trí tên lửa Patriot tại các nước vùng Baltic trong giai đoạn tập trận mùa hè năm nay. Washington cam kết sau khi kết thúc diễn tập, Patriot sẽ được rút khỏi khu vực.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis khi thăm Litva đã tuyên bố Mỹ sẵn sàng bảo vệ các nước Baltic và triển khai các hệ thống phòng thủ.

"Chúng tôi coi những hệ thống phòng thủ tên lửa sẽ được bố trí ở đây là cần thiết. Nga cũng triển khai vũ khí của họ trong khu vực, chúng ta biết điều này… Chúng tôi chỉ bố trí các hệ thống phòng thủ để bảo vệ chủ quyền cho các nước", ông Mattis nói tại buổi họp báo sau cuộc hội đàm với Tổng thống Litva Dalia Grybauskaite ở Vilnius.

Khi các phóng viên hỏi về triển khai tổ hợp chống tên lửa tầm xa Patriot ở Baltic, ông Mattis trả lời rằng vấn đề này nên được giải quyết thông qua đàm phán.

"Chúng tôi sẽ bố trí các hệ thống này khi chúng tôi quyết định đó là điều cần thiết", Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ nói thêm.

Tổng thống Grybauskaite lưu ý tới nhu cầu triển khai thường xuyên quân nhân Mỹ và các phương tiện phòng thủ bổ sung ở các nước Baltic. Ông không nêu chi tiết cụ thể mà chỉ cho biết các quyết định sẽ được thực hiện trong khuôn khổ tư vấn.

Hiện nay, ở Litva có một đại đội lính Mỹ, các xe tăng Abrams và xe chiến đấu bộ binh Bradley.

Tại hội nghị thượng đỉnh ở Warsaw, Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đã quyết định tăng cường sườn phía đông cho liên minh.

Theo yêu cầu của Latvia, Litva, Estonia và Ba Lan, NATO sẽ bố trí các tiểu đoàn đa quốc gia ở những quốc gia này.

Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Nga, ông Ivan Konovalov cho rằng, việc Mỹ đưa các tên lửa Patriot tới gần Nga là thực hiện mong muốn của lãnh đạo các nước Baltic.

"Đó đúng hơn có lẽ là yêu cầu từ các nhà lãnh đạo Baltic. Như dữ liệu phân tích cho thấy, Baltic đang trở thành khu vực quân sự hóa nhất ở châu Âu.

Bất chấp thực tế ngân sách quốc phòng hạn hẹp, năm 2014 cả ba nước Baltic đã chi khoảng 1 tỷ USD cho quân sự, hai năm sau đó là 1,5 tỷ USD và đến năm 2020 sẽ là 2 tỷ.

Đó là con số rất lớn so với quy mô của các nước này. Nhưng họ đòi hỏi cả chi tiêu quân sự từ phía Mỹ dưới hình thức cung cấp những tổ hợp Patriot trên cơ sở thường xuyên”, ông Ivan Konovalov cho biết.

Tuy nhiên, theo nhà nghiên cứu, người Mỹ chưa muốn làm như vậy vì e ngại những biện pháp trả đũa có thể của Nga.

"Người Mỹ không thể từ chối họ như các đồng minh, nhưng đồng thời không muốn bố trí thường xuyên các tổ hợp này, họ nhận thức điều đó sẽ làm Nga khó chịu. Dù sao Patriot có cấp độ phòng thủ tên lửa. Họ hiểu Nga sẽ phản ứng cứng rắn. Chúng ta có nhiều tiềm năng. Do đó Mỹ đang cố gắng cân đối", chuyên gia quân sự Nga nói.

Theo Theo Sputnik
MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.