Thảm bại của đặc nhiệm Mỹ vụ khủng hoảng con tin Iran

Thảm bại của đặc nhiệm Mỹ vụ khủng hoảng con tin Iran
TPO - Đội đặc nhiệm sáng giá nhất, kiêu hùng nhất trên thế giới Delta Force” của Mỹ đồng thời cũng là lực lượng kém thành công nhất trong các lực lượng đặc nhiệm Mỹ.

Thảm bại của đặc nhiệm Mỹ vụ khủng hoảng con tin Iran

> Nhật Bản tìm cách giảm căng thẳng với Trung Quốc

> Tàu ngầm 'hố đen đại dương' lên đường về Việt Nam tháng 11

 

TPO - Đội đặc nhiệm sáng giá nhất, kiêu hùng nhất trên thế giới Delta Force” của Mỹ đồng thời cũng là lực lượng kém thành công nhất trong các lực lượng đặc nhiệm Mỹ.

Thảm bại của đặc nhiệm Mỹ vụ khủng hoảng con tin Iran ảnh 1
 

“Quỷ tha ma bắt tất cả đi!”- Tổng thống Hoa Kỳ Jimmy Carter đã có lần văng tục như thế vả quăng cả ống nghe điện thoại. Có thể hiểu được sự tức giận của ông do vừa nhận báo cáo, chiến dịch trừng phạt của đội đặc nhiệm mà ông ra lệnh tiến hành trên lãnh thổ của một quốc gia có chủ quyền đã kết thúc thất bại. Và giờ đây thất bại trong cuộc bầu cử tổng thống sắp tới đang đe dọa chính ông.

Mọi sự bắt đầu ngày 4.11.1979. Một nhóm sinh viên Trường đại học tổng hợp Tehran, công phẫn trước những hành động của Washington, đã đánh chiếm sứ quán Mỹ tại Tehran, bắt giữ làm con tin 53 nhân viên ngoại giao đoàn. Các sinh viên Iran đòi Tổng thống Jimmy Carter phải trao trả quốc vương Iran đào tẩu và trả lại các tài sản, tiền bạc mà ông ta chiếm đoạt để đổi lấy tự do cho các con tin. Khi chính phủ Mỹ tin chắc rằng, các biện pháp thương lượng ngoại giao không có bất cứ tác dụng gì đối với Tehran (nghĩa là răn đe), quả đấm đã được quyết định sử dụng.

Đặc nhiệm không hề biết tới chiến thắng

Thành phần siêu tinh nhuệ của các lực lượng vũ trang Mỹ- phân đội đặc nhiệm “Delta” do đại tá Charles Beckwith, một người đàn ông quả cả giống như chiến binh Rambo bước ra từ những cảnh phim của Hollywood chỉ huy. Beckwith là cựu chiến binh chiến tranh Việt Nam. Từng là lính mũ nồi xanh huân, huy chương đeo kín từ cổ tới thắt lưng, Beckwith tự tay mình xây dựng và huấn luyện “Delta” để chọc tức các đồng nghiệp- đối tác người Anh, đến từ trung đoàn 22 đặc nhiệm dù (22 SAS)- đội đặc nhiệm huyền thoại đã gặt hái được nhiều chiến công chói lọi.

Đội trưởng Calvert, một chỉ huy của 22SAS đến thăm “Delta” đã bày tỏ sự nghi ngờ về thành công của chiến dịch này. Nhưng vô ích, Beckwith không muốn nghe lời khuyên của Calvert.

Chiến dịch “Móng vuốt đại bàng” bắt đầu ngày 24.4.1980. 8 chiếc trực thăng chở quân đổ bộ CH-53 “Ngựa đực” và bấy nhiêu trực thăng tiến công AH-6 cất cánh từ boong tàu sân bay “Forrestal” đang hải hành tại vịnh Persian, và nhằm hướng bay tới điểm “sa mạc-1”- một sân bay bỏ hoang của Anh nằm giữa đường bay tới Tehran. Ít phút sau 8 máy bay vận tải C-130 "Hercules" chở lính đổ bộ và lượng nhiên liệu dự trữ cất cánh từ sân bay Masirah (Oman) cũng nhập vào đội hình của chúng. Vì tầm hoạt động của các máy bay trực thăng không đủ, tại “sa mạc-1” chúng được bổ sung nhiên liệu và tiếp nhận lính đổ bộ chuyển tải từ các máy bay "Hercules". Tiếp đó những chiếc trực thăng bay tiếp tới điểm “sa mạc-2”- những hầm khai thác muối mỏ cũ nằm cách Tehran 80 km.

Theo kế hoạch chiến dịch, vào đêm 26.4, với sự chi viện hỏa lực của các máy bay trực thăng tiến công AH-6, đặc nhiệm phải đánh chiếm được tòa sứ quán, giải thoát các con tin và cùng với họ rút ra sân vận động Tehran, để từ đó các trực thăng “Ngựa đực” có thể bốc cả đoàn bay đi.

Nhưng mọi sự không suôn sẻ như dự tính. Ngay từ đầu một chiếc “Ngựa đực” đã lao đầu xuống nước kế bên mạn tàu sân bay. Chiếc thứ hai bị lạc mất phương hướng trong đêm tối buộc phải quay về. Chiếc thứ ba phải hạ cánh bắt buộc trên sa mạc. Như vậy chưa cần tốn một phát đạn, nhóm trực thăng vận tải đã bị giảm số lượng tới giới hạn nguy hiểm: Để bốc rút được toàn bộ số con tin và lính đổ bộ, Beckwith cần có tối thiểu 4 chiếc trực thăng CH-53, và ở đây đã tính tới tổn thất dự kiến bởi hỏa lực phòng không. Vậy mà trong khi đó những trục trặc cứ xảy ra chồng chất…

Cơ quan tình báo đã sai lầm khi cam kết rằng “sa mạc-1”- đây đúng là sa mạc, nghĩa là nơi hoàn toàn không có người ở. Trên thực tế hóa ra có một con đường ô tô nhộn nhịp chạy qua cạnh đó! Đặc nhiệm Mỹ dường như bắt đầu bối rối, bởi vì họ không nghĩ ra được điều gì thông minh hơn là bắn vào một chiếc xe bồn chở xăng chạy ngang qua nhằm phong tỏa con đường. Cột lửa bốc cao có thể nhìn thấy ở khoảng cách 70 km. Các đơn vị đồn trú gần đó của Iran vào thời điểm đó có ngủ say đến mấy thì đống lửa mà lính Mỹ đốt lên cũng đủ dựng họ dậy khỏi giường. Hơn nữa, người lái xe chở xăng đã may mắn nhảy được lên một xe tải nhẹ chạy ngang qua. Lính Delta đuổi theo xe bằng những chiếc mô tô nhưng không kịp, đã nổ súng nhưng không trúng. Thực tế càng lúc càng ít giống với chiến binh trong những quảng cáo của hãng phim Hollywood.

Trong khi đó tại sân bay công việc đang sôi lên. Khi tiến hành bổ sung nhiên liệu, mới phát hiện ra rằng, các vòi bơm bị ngắn, và quả thật vì trong biên chế của đội đặc nhiệm không có xe kéo nên các máy bay trực thăng buộc phải lái lăn tự hành tới máy bay tiếp dầu. Chẳng may một trong những chiếc “Ngựa đực” đã chém cánh quạt của mình vào thùng nhiên liệu của chiếc "Hercules"…

Lửa bùng lên, và lần này có lẽ, ngọn lửa có thể nhìn rõ, thậm chí từ Tehran! Hai máy bay bốc cháy thành tro cùng với các phi hành đoàn (8 người chết), 4 lính đổ bộ bị bỏng nặng. Với hệ thần kinh nhạy cảm của các Rambo Mỹ, điều này đã trở thành giọt nước tràn ly. Trước mắt Delta đã hiển hiện hình ảnh đoàn xe bọc thép tung bụi mù mịt đang lao tới sân bay, mà chiến đấu mặt đối mặt với bộ binh cơ giới Iran đã có 6 năm kinh nghiệm trong cuộc chiến tranh khốc liệt. Nghiến răng trèo trẹo, đại tá Beckwith ra lệnh bỏ lại những chiếc trực thăng và rút chạy.

Cho tới thời điểm đó rõ ràng chiến dịch đã biến thành cơn hoảng hốt thực sự, bởi vì khi vội vã rút chạy, thậm chí không một ai quan tâm tới việc đốt bỏ những chiếc trực thăng còn tốt. Do đó quân đội Iran đã chiếm được chúng cùng với vũ khí trang bị, các khí tài siêu mật và biết bao nhiêu tài liệu mật về chiến dịch “Móng vuốt đại bàng”- để làm trò cười cho toàn thế giới. Và như vậy người ta hoàn toàn có thể hiểu được tại sao Tổng thống Carter  lại giận dữ như vậy.

Do thất bại này Beckwith phải nghỉ hưu sớm, nhưng điều này vẫn không mang lại may mắn cho “Delta”. Một lần nữa và lại thêm những lần khác, với sự thường xuyên đáng ngạc nhiên, các học trò của Beckwith lại không hoàn thành nhiệm vụ mà họ được giao. Họ bị đòn đau ở châu Á, châu Phi và châu Mỹ Latinh. Họ chưa bị nếm đòn ở châu Âu chỉ vì “Delta” không hoạt động ở đó. Sau thất bại tiếp theo ở Grenada, một vị Tư lệnh Mỹ, tướng Norman Schwarzkopf đã thề trước đám đông rằng, với bất kỳ giá nào cũng sẽ không đồng ý hoạt động chung với “Delta” trong các chiến dịch mà ông chỉ huy.

Nhưng tới thời kỳ xâm lược Iraq, dầu sao viên tướng này cũng bị buộc phải trưng dụng “Delta” vào việc tìm kiếm các tên lửa đạn đạo của Iraq, nhằm mục đích phục hồi danh dự cho lực lượng đặc nhiệm nhiều lần phạm sai lầm nghiêm trọng này. Schwarzkopf miễn cưỡng đồng ý-và lực lượng Delta đã khẳng định một cách xuất sắc sự đúng đắn của ông: cuộc đột kích duy nhất có sự tham gia của họ lại tiếp tục kết thúc thất bại.

Vào thời của mình, tác giả bài viết này đã từng chỉ huy cụm quân báo của lực lượng đặc nhiệm Hải quân- những người nhái-biệt kích (đặc công thủy), hoặc nói theo cách khác là “những người nhái chiến đấu”. Vào lúc cao trào của công cuộc “cải tổ” các đối thủ-đồng nghiệp của chúng tôi- những “người nhái chiến đấu” thuộc đội đặc nhiệm Hải quân SEAL của Mỹ đã nhiều lần được quảng cáo rầm rộ. Những con “hải cẩu” đã có chuyến viếng thăm hữu nghị không chính thức tới đơn vị chúng tôi. Chương trình chuyến thăm được trù định là tiến hành hoạt động, có thể gọi là, cuộc hội thao giao hữu về môn bắn súng, định hướng trên thực địa và vượt vật cản. Nhưng cuộc giao lưu đó chẳng mang lại tác dụng gì!

Một điều nực cười nhất đã xảy ra trong khi định hướng. Lính đặc nhiệm Mỹ đến đơn vị chúng tôi mang theo các phương tiện GPS của mình, và theo điều kiện thi đấu thì mỗi đội- chúng tôi và Mỹ- chỉ được cung cấp bản đồ và địa bàn. Cả 2 đội đổ bộ từ trực thăng xuống một địa điểm mà họ không được biết trước: họ phải đối chiếu bản đồ với thực địa, xác định điểm đứng của mình và thực hành cơ động tới điểm hẹn. Trong đội của chúng tôi những nhiệm vụ như thế mọi người đã chán ngấy từ lâu: công việc giản đơn tới mức trong các lần luyện tập tôi thường giao cho mấy anh lính trơn làm việc này trên thực địa- trò chơi này đã làm cho bản thân tôi chán ngán như phải đọc lại cuốn sách cũ tới lần thứ 10.

Điều tức cười đã xảy ra, những chú “hải cẩu” Mỹ đã bị lạc. Và thay vì vận động theo lộ trình, nhóm chúng tôi phải đi tìm các siêu nhân- những con người đau khổ này trong cánh rừng taiga ven biển. May thay, họ không gục xuống vì đói hoặc lọt vào mắt các chiến sỹ thuộc Bộ nội vụ hoặc biên phòng- mà cả lực lượng này lẫn lực lượng kia đặc biệt thiện chiến và bắn súng không cần suy nghĩ.

Khi chúng tôi tìm thấy “những chú hải cẩu Mỹ”, điệu bộ họ như người có lỗi. Chương trình chuyến thăm buộc phải thực hiện chiếu lệ cho qua và nhanh chóng kết thúc bằng cách đơn giản nhất- cùng nhậu với nhau.

Đỗ Ngọc Inh
Theo “Bình luận quân sự” Nga

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG
Ngừng phiên tòa tranh chấp liên quan đến Hoa hậu Lê Hoàng Phương
Ngừng phiên tòa tranh chấp liên quan đến Hoa hậu Lê Hoàng Phương
TPO - Sau khi xuất hiện bằng chứng mới, Hội đồng xét xử quyết định tạm dừng phiên tòa  tranh chấp Hợp đồng quảng bá thương hiệu giữa Ban tổ chức cuộc thi Miss Grand Vietnam 2023 (BTC) và Công ty Cổ phần Bệnh viện Phẫu thuật thẩm mỹ Nam An (Bệnh viện Nam An), trong đó Hoa hậu Lê Hoàng Phương tham gia tố tụng với tư cách người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.