Thông điệp liên bang của Nga khác gì Học thuyết quân sự Mỹ?

Ảnh: RT
Ảnh: RT
TPO - Nhà phân tích người Pháp của tạp chí Le Figaro, chuyên gia Jean-Bernard Pinater cho biết, chỉ Học thuyết quân sự của Mỹ mới có giọng điệu đe dọa quân sự, còn Thông điệp liên bang của Tổng thống Nga Putin thì không.

Theo nhà phân tích này, hiện truyền thông Pháp khá tích cực bàn luận về giọng điệu của Tổng thống Putin khi làm nổi bật một số dự án kỹ thuật quân sự của Nga. Theo phần lớn các chuyên gia châu Âu, bài phát biểu này này có thể cảm nhận được “giọng điệu quân sự”. Tuy nhiên, nó không hẳn là như vậy.

Jean-Bernard Pinater cho rằng, chính cách hùng biện phù hợp ở những thời điểm cần thiết đã giúp tránh được đụng độ quy mô lớn giữa các siêu cường hạt nhân trong 70 năm qua. Rất nhiều người không chú ý đến vấn đề này.

Chuyên gia này cho biết, trong Học thuyết quân sự của Mỹ có thông điệp thù địch rõ ràng. Bởi học thuyết này về bản chất là sự tiếp nối những xu hướng làm leo thang tình hình từ phía Mỹ. Người Mỹ thực tế giải thích với cả thế giới rằng, họ có thể sử dụng lực lượng hạt nhân chiến thuật ở thời điểm khi mà họ cần thiết để đạt được các lợi ích địa chính trị.

Cách giải thích như vậy là không phù hợp ở thời điểm thực sự căng thẳng. Mỹ thông báo sẽ sử dụng vũ khí hạt nhân không chỉ để phòng thủ mà còn để tấn công.

Trong tình huống này, nhiều người đang chờ đợi cách đáp trả của Nga. Thông điệp liên bang của Tổng thống Putin như mọi lần là hướng tới cảnh báo về những hoạt động thù địch nhằm vào Nga. Do đó lãnh đạo Nga khẳng định, những tên lửa mà không thể bị đánh chặn sẽ chỉ có tiềm năng phòng thủ.

Nga không nỗ lực làm căng thẳng tình hình và ngay lập tức cho thấy rằng, việc phóng tên lửa chỉ được thực hiện nếu phát sinh các hoạt động thù địch quân sự nhằm vào Nga. Đó là một cách tiếp cận hoàn toàn khác, chuyên gia Jean-Bernard Pinater cho biết. Kỹ thuật quân sự của Nga khác so với Mỹ là không được sử dụng để tấn công các nước khác, chuyên gia này kết luận.

Theo Theo Politexpert
MỚI - NÓNG