Tiêm kích thế hệ 6 của Nga có gì đặc biệt?

Tiêm kích thế hệ 6 của Nga có gì đặc biệt?
TPO - Ngành công nghiệp quốc phòng Nga đã bắt đầu xem xét ý tưởng cho chiến đấu cơ thế hệ 6, nhằm thay thế các chiến đấu cơ thế hệ 5 Su-57 PAK-FA, cho dù đến nay Su-57 chưa thực sự được biên chế và đi vào sản xuất loạt.

Cũng giống như không quân và hải quân Mỹ, quân đội Nga đang xem xét một loạt ý tưởng  bao gồm các phi đội hỗn hợp có và không có người lái, vũ khí năng lượng trực tiếp và vũ khí siêu thanh. Người Nga cũng đang nghiên cứu  công nghệ cảm biến quang điện, có vẻ để chống lại công nghệ tàng hình.

Một trong những hệ thống như thế, đang được phát triển cho dòng tiêm kích thế hệ mới, gọi là radar radio quang lượng tử.

 “Radar radio quang lượng tử có thể “nhìn xa” hơn các radar thông thường, theo đánh giá của chúng tôi. Và khi chúng ta chiếu xạ một đối  tượng kẻ thù trong phạm vi tần số rộng chưa từng có, chúng ta sẽ biết vị trí của nó với độ chính xác cao nhất và sau khi xử lý thông tin, chúng ta đã có được hình ảnh khá rõ nét của nó- hình ảnh sóng vô tuyến”, Vladimir Mikheyev, cố vấn giám đốc điều hành tập đoàn Công nghệ Vô tuyến điện nói với hãng tin TASS.

“Điều này là rất quan trọng trong việc xác định kiểu loại cho chiếc máy bay tương lai. Máy tính của máy bay sẽ ngay lập tức và tự động nhận diện vật thể bay, ví dụ, một chiếc F-18 của Mỹ với các loại vũ khí nó mang theo”.

Tiêm kích thế hệ 6 của Nga có gì đặc biệt? ảnh 1 Trong khi tiêm kích thế hệ 5 Su-57 chưa được chính thức biên chế, người Nga đã nghĩ về máy bay thế hệ 6

 Theo ông Mikheyev, loại radar radio quang lượng tử mới sẽ hoạt động ở dải tần lớn hơn rất nhiều so với các radar thông thường và cũng có khả năng chống lại hoạt động gây nhiễu của kẻ thù tốt hơn rất nhiều. Thêm nữa, hệ thống mới có thể được sử dụng như một hệ thống tác chiến điện tử, kết nối dữ liệu và hệ thống liên lạc”.

Các phiên bản đầu tiên của loại radar mới này đã được chế tạo hoàn tất.

“Cả thiết bị thu lẫn thiết bị phát của radar đã được chế tạo dựa trên cơ sở các nguyên mẫu sản xuất thử nghiệm. Mọi thứ đều phát huy tác dụng khi chúng tôi phát đi một tín hiệu tần số cực cao, nó phản xạ trở lại, chúng tôi tiếp nhận và xử lý, nhận được hình ảnh vật thể trên màn hình radar. Chúng tôi thấy được cái cần thấy và đủ để có hình ảnh rõ nét về nó”, ông Mikheyev nói.

“Hiện nay một phiên bản đầy đủ của loại radar mới đang được phát triển như một phần của công tác nghiên cứu và phát triển, cho phép chúng tôi  Ngoài radar mới, các chuyên gia Nga cũng đang phát triển một loại cảm biến quang điện mới. “Một hệ thống đa quang phổ mạnh với tầm hoạt động đa dạng, tia laser, hồng ngoại, cực tím… vượt ra ngoài quang phổ mà mắt người có thể nhìn thấy”, ông Mikheyev nói.

Loại máy bay mới cũng sẽ được trang bị các vũ khí năng lượng trực tiếp, là loại vũ khí gây sát thương mục tiêu bằng năng lượng tập trung cao độ, bao gồm tia laser, lò vi sóng và chùm hạt. Các ứng dụng tiềm năng của công nghệ này bao gồm vũ khí nhắm vào người, tên lửa, xe cộ và thiết bị quang học. Đi kèm với máy bay có thể là các thiết bị bay không người lái. Hai máy bay có người lái có thể đi kèm với 20-30 thiết bị bay không người lái.

 “Một thiết bị bay không người lái trong đội hình chiến đấu sẽ mang các vũ khí vi sóng, súng điện từ trong khi thiết bị  bay khác mang theo các phương tiện phá hủy hay chế áp điện tử-vô tuyến, trong khi chiếc UAV thư ba được trang bị một loạt vũ khí tiêu chuẩn”, ông Mikheyev. “Mỗi nhiệm vụ được giải quyết bằng một loại vũ khí khác nhau”.

Michael Kofman, chuyên gia về quân sự Nga thuộc Trung tâm Phân tích hải quân Mỹ, nói cho dù có thể Nga chưa đủ tiền cho các dự án nói trên, điều quan  trọng là công nghiệp quốc phòng Nga luôn có ý thức theo kịp các tiến bộ về hàng không chiến thuật.  “Tôi nghĩ là họ nhận ra một số xu hướng chủ chốt của khoa học quân sự và công nghệ vũ khí”, ông Kofman nói.

MỚI - NÓNG
Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi nhận thêm nhiệm vụ
Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi nhận thêm nhiệm vụ
TPO - Ông Phan Văn Mãi giữ nhiệm vụ Chủ tịch Hội đồng đánh giá Đề án thí điểm chính sách khuyến khích và bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung thực hiện Kết luận 14 của Bộ Chính trị.