Tiện lợi phòng cắt tóc thanh niên

Phòng cắt tóc thanh niên của Lữ đoàn 215, Binh chủng Tăng-Thiết giáp. Ảnh: Duy Ngợi.
Phòng cắt tóc thanh niên của Lữ đoàn 215, Binh chủng Tăng-Thiết giáp. Ảnh: Duy Ngợi.
TP - An toàn, rẻ, tăng nguồn thu cho hoạt động đoàn và rèn luyện được tính kỷ luật trong quân đội, là những gì mà phòng cắt tóc thanh niên thuộc Lữ đoàn 215, Binh chủng Tăng-Thiết giáp làm được trong gần 5 năm qua.

Đến Lữ đoàn 215 thuộc Binh chủng Tăng-Thiết giáp (huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An) ngay cạnh vườn hoa thanh niên khang trang, sạch đẹp là một hiệu cắt tóc dành cho lính. Hiệu cắt tóc Lữ đoàn 215 được xây dựng trong đơn vị với sự đóng góp bằng ngày công của các chiến sĩ. Ngoài bàn ghế, đồ nghề, trong phòng có cả báo, tạp chí để “khách” thư giãn mỗi khi đến chờ đợi cắt tóc… Điểm khác biệt thú vị trong cách bài trí của căn phòng là bảng nội quy “Chức trách quân nhân”, “Chế độ sinh hoạt, học tập, công tác”, được trang trí cẩn thận trên trường. Vào phòng cắt tóc, các chiến sĩ có thể đọc ngay từng nội dung trên mỗi chiếc bảng.

Đang ngồi chờ cắt tóc, trung úy Cung Đình Mật (Đại đội 5, Tiểu đoàn 2) cho biết: “Trước đây, mỗi lần ra ngoài cắt tóc mất từ 20-25 nghìn đồng, vừa phải đi xa, lại tốn kém. Từ khi có phòng cắt tóc thanh niên của đoàn trong đơn vị, mỗi anh em rèn cho mình tính kỷ luật, tiết kiệm chi tiêu. Ở đây, cắt tóc đúng tiêu chuẩn quân đội và đẹp hơn bên ngoài nhiều”.

Không phải là thợ cắt tóc chuyên nghiệp nhưng gần 5 năm qua, thượng úy Chu Bá Quế (Đại đội 4, Tiểu đoàn 2) luôn được đồng đội và cấp trên tín nhiệm với nhiệm vụ cầm kéo. Thuở nhỏ, thượng úy Quế có chú ruột mở hiệu cắt tóc, thời gian rỗi, anh thường ra xem và mê cắt tóc từ đó. Vào đơn vị năm 2001, vốn biết cắt tóc nên Chu Bá Quế thường được đồng đội nhờ tút lại “vóc dáng con người”. Năm 2011, Đoàn thanh niên Lữ đoàn 215 mở phòng cắt tóc phục vụ chiến sĩ, Quế xung phong đảm nhận là thợ cắt tóc từ đó đến giờ. Thượng úy Quế tâm sự: Mình làm cái gì cũng vậy, quan trọng là phải đam mê. Cắt tóc lâu dần thành quen nên giờ có thể thuộc “gu” từng kiểu tóc của từng chiến sĩ, thủ trưởng trong đơn vị.

Cùng với thượng úy Quế, Phan Đình Huấn (sinh 1989), công nhân viên quốc phòng cũng đã cắt tóc tại đây hơn một năm nay. Buông kéo xuống, Huấn nói: “Ở đây những ngày cuối tuần anh em chiến sĩ đến cắt tóc đông lắm. Tụi em tuy làm việc liên tục nhưng vui vì mọi người đến đây vừa cắt tóc vừa chuyện trò rôm rả”.

Đại úy Lê Công Thương, Phó Bí thư Đoàn cơ sở Lữ đoàn 215 cho biết, đây là sáng kiến của tuổi trẻ đơn vị. Từ khi mô hình đi vào hoạt động, mỗi tháng thu hút hơn 600 lượt cán bộ, chiến sĩ đến cắt tóc. Trong phòng cắt tóc luôn có sổ đăng ký, ai đến cắt tóc phải ghi lại thông tin cá nhân, nhờ đó đơn vị quản lý hiệu quả về quân số. Mỗi cán bộ, chiến sĩ chỉ mất 7 nghìn đồng nhưng được cắt 1-2 lần/ tháng. Thu nhập từ cắt tóc, mỗi năm từ 45 đến 50 triệu đồng, tạo nguồn quỹ chi cho các hoạt động của Đoàn, và đơn vị.

Được biết, Bộ Tư lệnh Binh chủng Tăng-Thiết giáp vừa tổ chức tổng kết hoạt động năm Thanh niên tình nguyện và vinh danh các tập thể, cá nhân tiêu biểu trong công tác đoàn và phong trào thanh niên năm 2014. Binh chủng đã trao tặng Bằng khen của T.Ư Đoàn và Cờ thi đua của Tổng cục Chính trị cho 8 tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc. Trao thưởng cho 10 cá nhân tiêu biểu và các sáng kiến đạt giải thưởng Tuổi trẻ sáng tạo.

Bộ Tư lệnh Binh chủng Tăng-Thiết giáp cho biết, trong năm 2014, các tổ chức Đoàn trong toàn Binh chủng đã thực hiện có hiệu quả các công trình, phần việc thanh niên... Toàn Binh chủng có 46 công trình, phần việc thanh niên được xây dựng, triển khai. Tổng số tiền từ xây dựng công trình thanh niên và thanh niên tự nguyện đóng góp ủng hộ các hoạt động an sinh xã hội và tiết kiệm xây dựng “ngôi nhà 100 đồng” đạt trên 500 triệu đồng.

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.