Tiết lộ gây sốc của tình báo Mỹ về tính cách Hitler

OSS nghiên cứu tính cách của Hitler để dự đoán hành động của phát xít Đức. Ảnh: Guardian.
OSS nghiên cứu tính cách của Hitler để dự đoán hành động của phát xít Đức. Ảnh: Guardian.
Trong bản báo cáo dài 229 trang, giáo sư Murray miêu tả trùm phát xít Hitler là một kẻ mắc chứng rối loạn nhân cách "không có khả năng thực hiện các mối quan hệ của một con người bình thường".

Vào năm 1943, nhà tâm lý học và giáo sư ĐH Harvard Henry Murray được Cơ quan tình báo chiến lược Mỹ (OSS) - tiền thân của Cục tình báo Trung ương Mỹ (CIA) giao cho nhiệm vụ nghiên cứu tính cách Adolf Hitler để dự đoán về hành vi của ông này.

Trong báo cáo dài 229 trang có tiêu đề Tính cách của Adolf Hitler, Murray miêu tả trùm phát xít là một người mắc chứng tâm thần phân liệt do những tức giận dồn nén từ thời thơ ấu và là một kẻ bệnh hoạn hoang tưởng không có khả năng tạo dựng các mối quan hệ bình thường.

“Không thể hy vọng con người này có lòng khoan dung hay cách đối xử nhân ái”, Murray viết.

Lúc nhỏ, Hitler thường cảm thấy tự ti, phần lớn bắt nguồn từ ngoại hình nhỏ bé, ốm yếu. Trùm phát xít không đến trường bởi xấu hổ mình là học sinh nghèo.

Hitler cũng không bao giờ làm công việc tay chân hay tham gia các hoạt động thể dục và từng bị từ chối thực hiện nghĩa vụ quân sự vì không đủ tiêu chuẩn sức khỏe.

Để che giấu sự bất an của mình, Hitler tôn thờ bạo lực, sự thống trị tàn nhẫn và chinh phục quân sự.

Tiết lộ gây sốc của tình báo Mỹ về tính cách Hitler ảnh 1

Quốc trưởng Đức Quốc xã phát biểu trước 80.000 công nhân tại Lustgarten, Berlin ngày 1/5/1936. Ảnh: AP.

Bên cạnh đó, tính cách của Hitler cũng bị ảnh hưởng bởi chứng bệnh Oedipus (có xu hướng yêu thương mẹ nhưng lại tỏ ra căm ghét bố).

Trùm phát xít tỏ ra phục tùng và tôn trọng bố nhưng coi ông như kẻ thù đang cai trị gia đình theo kiểu độc tài và bất công. Quốc trưởng Đức Quốc xã ghen tỵ với sức mạnh cơ bắp của bố và thường mơ thấy cảnh làm nhục ông để giành lại “vinh quang đã mất cho người mẹ”. Sau khi bố mất, Hitler không còn thể hiện tham vọng thống trị trong gia đình do không tìm thấy kẻ thù mới cho mình.

Hitler cũng có biểu hiện của tính thiếu quyết đoán và dễ sụp đổ khi chịu sức ép lớn. Thậm chí, vào giai đoạn đỉnh cao quyền lực, trùm phát xít thường xuyên gặp ác mộng rằng sẽ mất hết sức lực, sự tự tin và quyền lực.

Theo nghiên cứu của Murray, chu kỳ biểu hiện của Hitler trải qua các giai đoạn từ tuyệt vọng, giận dữ, tủi thân và tiếp đó là những cơn ác mộng, đè nén tâm trí. Sau đó, hắn dần hồi phục, lấy lại sự tự tin và tìm cách đáp trả bằng những hành động tàn nhẫn, độc đoán. Chu kỳ này có thể kéo dài trong 24 giờ hoặc tới vài tuần.

Tuy vậy, Hitler có một khả năng đáng sợ, đó là tài hùng biện. Trùm phát xít được đánh giá là có “khả năng thôi miên” những người cùng nói chuyện. Quốc trưởng Đức Quốc xã thường nhận được những lời khen vì đôi mắt xanh xám, dù chúng được miêu tả trong báo cáo của Mỹ là đôi mắt “chết chóc, vô cảm”. Chính khả năng hùng biện đã giúp cho Hitler tiến thân, chinh phục người dân Đức, giới quân đội, ngay cả giới truyền thông và các nhà lãnh đạo nước ngoài.

Theo Theo Zing
MỚI - NÓNG
Phát triển nghề đông y trên phố Lãn Ông gắn với du lịch Hà Nội
Phát triển nghề đông y trên phố Lãn Ông gắn với du lịch Hà Nội
TPO - Ngày 20-4, tại Trung tâm Giao lưu Văn hoá Phố cổ Hà Nội số 50 Đào Duy Từ, Hoàn Kiếm đã diễn ra buổi toạ đàm “Nghề Đông y Hoàn Kiếm gắn với sự phát triển phố nghề Lãn Ông”. Sự kiện nằm trong chuỗi hoạt động văn hóa “Giữ nghề xưa trên phố”, nhằm tôn vinh nghề đông y cổ truyền và Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác.