Tiết lộ 'sốc' về hạm đội tàu ngầm mini Iran

 Tàu ngầm Nahang là thất bại mà Iran chưa bao giờ chịu thừa nhận.
Tàu ngầm Nahang là thất bại mà Iran chưa bao giờ chịu thừa nhận.
Tàu ngầm Fateh sao chép công nghệ Đức, tàu ngầm Nahang thất bại, là hai trong nhiều tiết lộ mới về lực lượng tàu ngầm mini của Iran.

Đầu tháng 2 năm nay, kênh truyền hình nhà nước Iran lần đầu tiên công bố chương trình tàu ngầm phi hạt nhân mini Fateh lớn nhất của nước này. Chương trình này đang trong giai đoạn phát triển, và đã bước vào thử nghiệm trên biển.

Tiết lộ 'sốc' về hạm đội tàu ngầm mini Iran ảnh 1 Tàu ngầm phi hạt nhân tấn công mini lớp Fateh.

Sao chép tàu ngầm Đức?

Theo thông tin ban đầu, tàu ngầm mini lớp Fatehs của Iran có lượng giãn nước 500 tấn, khả năng lặn sâu 200m và có chiều dài hơn 40m. Lớp tàu ngầm này hoạt động chủ yếu ở khu vực ven bờ.

Strategypage nhận định, kích thước của tàu ngầm Fatehs khá nhỏ nếu so với các tàu ngầm của phát xít Đức sử dụng trong chiến tranh thế giới thứ 2, chính vì vậy khả năng hành trình của nó thể bị hạn chế rất lớn.

Fatehs tương đương với tàu ngầm Type 205 của Đức chế tạo khoảng những năm 1960, có lượng giãn nước 450 tấn, dài 44m, trang bị 8 ống phòng ngư lôi. Với thủy thủ đoàn 22 người và khả năng hoạt động trên biển là gần 1 tháng. Do giới hạn về mặt công nghệ và cấm vận, rất có thể Tàu ngầm Fatehs của Iran sẽ có nhiều điểm tương đồng như những chiếc Type 205.

Với việc công bố lớp Fatehs, gia đình tàu ngầm mini Iran ngày càng trở nên đông đảo hơn. Vào năm 2012 Iran cũng đã giới thiệu mẫu tàu ngầm mini lớp Ghadir. Ghadir có lượng giãn nước 120 tấn và hiện nay lớp tàu ngầm này được dùng để thay thế một lớp khác là Nahang có lượng giãn nước lớn hơn là 400 tấn.

Tiết lộ 'sốc' về hạm đội tàu ngầm mini Iran ảnh 2 Tàu ngầm phi hạt nhân cỡ lớn lớp Qaaem.

Thất bại được giấu kín

Nahang được đưa vào phục vụ trong năm 2006 và là một thất bại của Hải quân Iran, hầu như trong suốt khoảng thời gian hoạt động của mình nó chỉ nằm im trong các ụ tàu cùng với khá nhiều nhân viên kỹ thuật của Iran.

Bên cạnh đó, Iran còn có dự án tàu ngầm cỡ lớn 1.200 tấn thuộc lớp Qaaem, sau hơn 7 năm phát triển thì tiến độ của dự án trên vẫn chưa có nhiều tiến triển, không giống như các dự án tàu ngầm trước đây.

Lớp Qaaem không thuộc kiểu tàu ngầm mini và với kích thước của mình nó không thể hoạt động tự do trong vịnh Ba Tư như các tàu ngầm mini. Giống như các tàu ngầm lớp Kilo của Nga trong biên chế của Iran, chúng có kích thước quá lớn để có thể hoạt động trong vùng vịnh này và dễ bị tiêu diệt bởi Mỹ hay các nước đồng minh.

Theo đánh giá thì tàu ngầm lớp Fatehs sẽ là “người kế nhiệm” của tàu ngầm Ghadirs sau khi dự án Nahang thất bại. Ghadir có thể xem như một một nỗ lực của Iran trong công nghệ tàu ngầm khi nước này bị cấm vận trong suốt thời gian qua.

Từ năm 1996, Nga đã thực hiện lệnh cấm vận của cộng đồng quốc tế và ngưng bán thêm tàu ngầm mới cho Iran và nước này buộc phải tự lực phát triển lực lượng tàu ngầm của riêng mình. Sau hơn 10 năm nghiên cứu và phát triển cuối cùng Iran cũng cho ra mắt mẫu tàu ngầm Ghadir vào năm 2005, và nước này hoàn toàn giữ bí mật về thông số kỹ thuật cũng như khả năng của loại tàu ngầm này.

Iran cũng có những bước nhảy vọt trong nổ lực hiện đại hóa lực lượng hải quân khi mua 3 chiếc tàu ngầm Kilo của Nga vào đầu những năm 1990, có khả năng hoạt động trên khắp Ấn Độ Dương. Với việc được trang bị 6 ống phòng ngư lôi cỡ 533mm và có thể mang theo 18 quả ngư lôi các loại hoặc 24 quả mìn, nó có thể hoạt động trên biển trong vòng 45 ngày và đủ khả năng thực hiện tác chiến xa bờ.

Chính vì mối đe dọa từ các tàu ngầm mini của Iran nên Quân đội Mỹ đang thúc đẩy phát triển công nghệ cũng như các biện pháp mới nhằm chống lại lực lượng tàu ngầm hoạt động ở khu vực nước nông. Và họ đang có những bước đi cụ thể trước nguy cơ xảy ra xung đột giữa Mỹ và Iran trong tương lai.

Tiết lộ 'sốc' về hạm đội tàu ngầm mini Iran ảnh 3 Tàu ngầm mini Ghadir được cho là thiết kế thành công khi đã đưa vào sản xuất hàng loạt.

Vẫn là nguy hiểm với Mỹ

Hầu hết các tàu ngầm đang phục vụ trong lực lượng hải quân trên toàn thế giới đa số đều sử dụng động cơ diesel-điện và có 39 quốc gia sở hữu lực lượng tàu ngầm trong tổng số 400 tàu ngầm diesel điện đang còn phục vụ. Chỉ có 3 trong số các quốc gia đó là Trung Quốc, Iran, Bắc Triều Tiên có khả năng sử dụng lực lượng tàu ngầm này chống lại nước Mỹ cũng như lực lượng đồng minh.

Trung Quốc hiện tại có hơn 50 chiếc tàu ngầm các loại, Iran có ba chiếc tàu ngầm lớp Kilo và hơn 20 chiếc tàu ngầm mini và Bắc Triều Tiên có 20 tàu ngầm đa số đã lỗi thời cộng với đó là 50 tàu ngầm mini hoặc tàu bán ngầm.

Vì vậy, Hải quân Mỹ trong tương lai có thể đối mặt với 150 tàu ngầm các loại và hơn nữa số đó là tàu ngầm mini. Nhưng có một điều lạc quan gần đa phần các tàu ngầm này đều đã lỗi thời và có độ ồn cao. Vì vậy chỉ có khoảng hơn 70 chiếc tàu ngầm là một mối đe dọa rõ ràng đến lực lượng Hải quân Mỹ. Cho dù vậy, nếu chủ quan người Mỹ có thể sẽ trả giá đắt khi bài học về tàu chiến Cheonan của Hàn Quốc trong quá khứ chỉ như mới hôm qua.

Theo Trà Khánh

Theo Kiến thức
MỚI - NÓNG