Tiểu đoàn hóa học Mỹ - lá chắn bom nguyên tử Triều Tiên

Tiểu đoàn Hóa học số 23 của quân đội Mỹ thường được miêu tả như một tấm lá chắn kiên cố giúp chống lại tất cả các mối đe dọa về hóa học, sinh học và hạt nhân.

Tiểu đoàn hóa học Mỹ - lá chắn bom nguyên tử Triều Tiên ảnh 1

Vụ thử nghiệm hạt nhân lần thứ 4 của Triều Tiên hồi đầu tháng đã đặt 28.000 binh sĩ Mỹ đóng quân dọc biên giới Hàn - Triều trong cảnh giác cao độ. Song, không đơn vị nào hoạt động tích cực hơn Tiểu đoàn Hóa học số 23, "lá chắn thép" của Mỹ đặt trên tuyến đầu của Hàn Quốc, có nhiệm vụ đối phó với các cuộc tấn công hóa học, sinh học và hạt nhân.

Tiểu đoàn Hóa học số 23 trở lại Hàn Quốc vào năm 2013 sau khi rút khỏi nước này hồi năm 2004. Được thành lập năm 1944, Tiểu đoàn Hóa học số 23 đã tham gia Thế chiến II và Chiến tranh Triều Tiên. Đội ngũ của CNN được phép đi theo quan sát một buổi huấn luyện của đơn vị này. Trong ảnh, 4 thành viên của Tiểu đoàn Hóa học số 23 chuẩn bị tiến vào một khu vực được ngụy trang trông giống một cơ sở ngầm từng dùng để chứa vũ khí hạt nhân. Tình huống giả định đặt ra là cả đội phải tiến hành khảo sát cứ điểm trên.

Tiểu đoàn hóa học Mỹ - lá chắn bom nguyên tử Triều Tiên ảnh 2 Các binh sĩ mặc đồ bảo hộ, đi ủng chống hóa chất và đẹo mặt nạ có ống thông với một bình ôxy đeo phía sau lưng trước khi tham gia bài tập.

Tiểu đoàn hóa học Mỹ - lá chắn bom nguyên tử Triều Tiên ảnh 3 Việc huấn luyện sát với thực tế hơn khi các bài tập trận giả định diễn ra ở những địa điểm dưới lòng đất. Các cơ sở và phương tiện phục vụ sản xuất, phát triển vũ khí hạt nhân, hóa học của Triều Tiên cũng được cho là nằm sâu trong các khu hầm ngầm, ngoài tầm quan sát của vệ tinh.

Tiểu đoàn hóa học Mỹ - lá chắn bom nguyên tử Triều Tiên ảnh 4 Một robot điều khiển từ xa được triển khai trong bài tập. Cỗ máy này có nhiệm vụ thăm dò nồng độ phóng xạ hay sự tồn tại của các chất hóa học.

Tiểu đoàn hóa học Mỹ - lá chắn bom nguyên tử Triều Tiên ảnh 5

"Chúng tôi phải đưa vào những thông tin tình báo mới nhất để xây dựng các bài huấn luyện nhằm đảm bảo rằng chúng tôi luôn sẵn sàng đối phó với bất kỳ thứ gì mà đối phương có thể sở hữu hay sử dụng trên chiến trường", trung tá Adam W. Hilburgh, sĩ quan chỉ huy quân đội Mỹ, nhấn mạnh. Trong ảnh, một binh sĩ thuộc đơn vị đang quan sát trên màn hình máy tính để điều khiển robot thăm dò từ xa.

Tiểu đoàn hóa học Mỹ - lá chắn bom nguyên tử Triều Tiên ảnh 6 Các binh sĩ kiểm tra, giám định một mẫu thử thu được trong bài tập tại một phòng thí nghiệm dã chiến.

Tiểu đoàn hóa học Mỹ - lá chắn bom nguyên tử Triều Tiên ảnh 7

Ông Hilburgh thêm rằng Tiểu đoàn Hóa học số 23 "luyện tập chăm chỉ hơn bất kỳ đơn vị nào khác". "Chúng tôi biết mình phải luôn trong tư thế sẵn sàng. Chúng tôi là những người duy nhất có thể làm công việc này. Vậy nên, chúng tôi phải chuẩn bị thật kỹ lưỡng", ông nói. 

Theo Theo VnExpress
MỚI - NÓNG