Tình báo Mỹ tăng cường theo dõi Bắc Cực

Tổng thống Mỹ Barack Obama trong chuyến thăm tới Alaska hồi đầu tháng 9. Ảnh: AP
Tổng thống Mỹ Barack Obama trong chuyến thăm tới Alaska hồi đầu tháng 9. Ảnh: AP
TPO - Trong hơn 1 năm qua, tất cả 16 cơ quan Tình báo thuộc hệ thống Tình báo Mỹ đã thực hiện việc theo dõi, thu thập và phân tích tình hình ở khu vực Bắc Cực.

Theo Lenta, hệ thống tình báo Mỹ cũng đã thành lập một bộ phận chuyên tiếp nhận và xử lý các thông tin do những chuyên gia hàng đầu thế giới trên nhiều lĩnh vực phân tích.

Việc thu thập thông tin liên quan đến vệ tinh gián điệp, cảm biến trong đại dương.

Ngoài ra, Mỹ cũng đề xuất đặt trạm theo dõi trên đảo Ellesmere của Canada, cách Bắc Cực khoảng 800km.

Sự chú ý của tình báo Mỹ chủ yếu tập trung vào việc tăng cường quân sự của Nga ở vùng Bắc Cực, cũng như triển vọng phát triển các nguồn tài nguyên và sự mở cửa của các tuyến đường biển mới do sự nóng lên toàn cầu.

Trước đó, năm 2013, Bộ Quốc phòng Mỹ công bố “Chiến lược Bắc Cực” dài 14 trang, trong đó đề ra đường lối hợp tác và phát triển với các quốc gia có lãnh thổ ở Bắc Cực, nhằm đảm bảo sự tự do trên biển và cải thiện cơ sở hạ tầng ở khu vực này.

Bắc Cực được cho là chứa khoảng 13% dầu chưa phát hiện của thế giới và 30% lượng khí đốt chưa được khai thác.

Ngoài vai trò kinh tế, Bắc Cực còn nắm giữ vị trí địa chiến lược quan trọng. Vùng đất này là con đường ngắn nhất nối Bắc Mỹ với lục địa Âu-Á, đồng thời, Bắc Cực cũng là chặng bay ngắn nhất cho tên lửa đạn đạo xuyên lục địa và máy bay ném bom chiến lược.

Hiện các tàu ngầm tên lửa của Nga mang vũ khí hạt nhân đang thường xuyên thực hiện tuần tra vùng biển Bắc Băng Dương.

Các nguồn tin quân sự phương Tây khẳng định, khu vực Bắc Băng Dương cũng đã có sự hiện diện của tàu ngầm Mỹ mang tên lửa hành trình.

Ngày 15/12/2014, Đan Mạch đã đệ đơn lên Liên Hợp quốc đăng ký chủ quyền với một phần vùng Bắc Cực, và là quốc gia đầu tiên tuyên bố chủ quyền Bắc Cực, trước cả Nga và Canada.

Tuy vậy, “miếng bánh Bắc Cực” không hề dễ chia khi cả Mỹ, Nga, Canada và Na Uy đều coi là một phần lãnh thổ của các quốc gia này.

Theo Theo Lenta
MỚI - NÓNG
Chưa nghỉ lễ đã 'cháy' tour du thuyền vịnh Hạ Long
Chưa nghỉ lễ đã 'cháy' tour du thuyền vịnh Hạ Long
TPO - Những chuyến du thuyền ngắm vịnh Hạ Long đã được đặt kín từ 2-3 tháng trước nên dự báo không đủ sức cung ứng cho dịp 30/4-1/5 cho khách nội địa. Do đó, đại diện một số doanh nghiệp lữ hành chia sẻ rằng liên tục phải từ chối hàng chục cuộc gọi đặt tour này mỗi ngày trong thời gian gần đây.