‘Trái đắng’ từ việc đào tạo binh sĩ nước ngoài của Mỹ

Binh sĩ Mỹ trong một nhiệm vụ phối hợp cùng cảnh sát Afghanistan gần Jalalabad.
Binh sĩ Mỹ trong một nhiệm vụ phối hợp cùng cảnh sát Afghanistan gần Jalalabad.
Hàng năm, chính phủ Mỹ đã chi số tiền không hề nhỏ để đầu tư hỗ trợ đào tạo quân sự cho binh sĩ của hơn 100 quốc gia, tuy nhiên kết quả của những chương trình này không hoàn toàn là trái ngọt.

Tham mưu trưởng lục quân Mỹ, tướng Mark A. Milley gần đây từng khẳng định chắc nịch:

“Một trong những điều mà quân đội Mỹ đang thực hiện là đào tạo, cố vấn, hỗ trợ binh sĩ nước ngoài để họ có thể tự bảo vệ và duy trì sự ổn định của quân đội quê hương họ”.

Vậy nhưng thực tế từ Afghanistan hoặc Iraq lại cho thấy điều hoàn toàn khác biệt.

Mỹ đã tâm huyết, dốc nguồn lực để đào tạo cho hơn 270.000 binh sĩ lực lượng vũ trang Iraq nhưng vào đầu tháng 6/2014, khi gần 1.000 chiến binh của Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng tiến hành cuộc tấn công gay gắt vào thành phố lớn thứ hai Iraq, Mosul thì 10.000 binh sĩ Iraq đã vội vàng buông vũ khí và bỏ chạy.

Các chuyên gia còn nhận định rằng IS thậm chí có thể kiểm soát thêm khu vực rộng lớn hơn nếu Iran không hỗ trợ giải cứu “người hàng xóm” Iraq vào giữa năm 2014.

Thêm vào đó, liên minh không kích do Mỹ đứng đầu đã không đem lại nhiều hiệu quả rõ rệt để giúp lực lượng an ninh Iraq bảo vệ các thành phố chiến lược trong tháng 5/2015.

Và tình trạng an ninh tại Afghanistan cũng không khá khẩm hơn so với Iraq.

Khoảng 200.000 binh sĩ tinh nhuệ của Afghanistan được đào tạo bởi Mỹ đã trở nên bất lực trong nhiệm vụ bảo vệ đất nước khỏi sự nạt nộ của Taliban sau khi Mỹ quyết định rút quân khỏi đây.

Vào cuối tháng 9, Taliban khiến Kabul phải bất an khi ồ ạt tiến đến thủ phủ Kunduz của tỉnh cùng tên, mặc dù chúng bị đánh bật khỏi thành phố, câu hỏi được đặt ra là liệu việc Mỹ đào tạo binh sĩ Afghanistan có đem lại hiệu quả thật sự như Washington đã vạch ra.

Tại Syria, Mỹ cũng thừa nhận có đào tạo cho lực lượng “nổi dậy ôn hòa”, nhưng điều này được hiểu ngầm là hành động của Washington nhằm tạo dựng lực lượng gồm hàng nghìn tay súng thân Mỹ tại Syria.

Chương trình trị giá 500 triệu USD này của Mỹ tuy nhiên lại không có được số lượng tay súng nổi dậy như mong đợi trên tiền tuyến.

Tướng Mark A. Milley đã tới thăm trung tâm đào tạo Yavoriv vào ngày 29/10, nơi gần 300 binh sĩ nhảy dù thuộc Lữ đoàn 173 của quân đội Mỹ đang tào tạo lực lượng Bảo vệ quốc gia Ukraine.

Theo đó Mỹ dự kiến mở rộng thêm chương trình đào tạo cho lực lượng vũ trang Ukraine. Nhưng với những gì đã diễn ra tại Iraq và Afghanistan thì binh sĩ Ukraine cũng sẽ được huấn luyện và trang bị hoàn hảo để rồi cuối cùng vẫn đối mặt với nhiều lúng túng khi tham gia chiến đấu thực địa.

Theo Theo Trí thức trẻ
MỚI - NÓNG