Trở lại Trường Sơn, nhớ những người đã khuất

Trở lại Trường Sơn, nhớ những người đã khuất
TPO - 55 năm trước, ngày 19/5/1955, đường Trường Sơn-Hồ Chí Minh, tuyến đường chiến lược chi viện sức người, sức của cho tiền tuyến lớn miền Nam, đã ra đời. Tuyến đường này đã góp phần to lớn kết thúc thắng lợi vẻ vang cuộc kháng chiến chống Mỹ, thu non sông về một mối.

Tháng 5/2014, cùng đoàn cựu chiến binh Trường Sơn, chúng tôi có dịp đi thăm tuyến đường lịch sử này, dâng những nén hương thơm, đôi nhánh hoa rừng cho những anh hùng, liệt sĩ đã nằm xuống.

Trở lại Trường Sơn, nhớ những người đã khuất ảnh 1

Cựu chiến binh viếng nghĩa trang ngã ba Đồng Lộc (Hà Tĩnh), nơi 10 cô gái TNXP cùng nhiều chiến sỹ hy sinh.

Trở lại Trường Sơn, nhớ những người đã khuất ảnh 2

Đoàn cựu chiến binh Trường Sơn dâng vòng hoa tại khu di tích bến phà Long Đại (Quảng Bình).

Trở lại Trường Sơn, nhớ những người đã khuất ảnh 3

Phà Long Đại nằm trên trục đường chiến lược 15 (nay là nhánh Đông đường Hồ Chí Minh), địa điểm quan trọng để vận chuyển hàng hóa, vũ khí, đạn dược, nhân lực vượt sông vào Miền Nam. Tại đây hằn sâu trong ký ức những người lính Trường Sơn về sự hy sinh của hai tập thể lực lượng thanh niên xung phong những năm chống Mỹ.

Trở lại Trường Sơn, nhớ những người đã khuất ảnh 4

Một cựu chiến binh chụp ảnh cầu Hiền Lương (Quảng Bình).

Trở lại Trường Sơn, nhớ những người đã khuất ảnh 5

Cột cờ được xây dựng khang trang sau khi thông nhất đất nước.

Trở lại Trường Sơn, nhớ những người đã khuất ảnh 6

Nghĩa trang Trường Sơn (Quảng Trị), nơi yên nghỉ của hơn 10.000 anh hùng liệt sỹ Trường Sơn.

Trở lại Trường Sơn, nhớ những người đã khuất ảnh 7

Đoàn cựu chiến binh Trường Sơn dâng hương tưởng niệm các anh hùng liệt sỹ.

Trở lại Trường Sơn, nhớ những người đã khuất ảnh 8
Trở lại Trường Sơn, nhớ những người đã khuất ảnh 9

Nghĩa trang được xây dựng khang trang, sạch đẹp dưới những rặng hoa phượng, hoa đại…

Trở lại Trường Sơn, nhớ những người đã khuất ảnh 10

Nghĩa trang được phân chia theo các đơn vị như Hà Nội, Hải Hưng, Thái Bình…

Trở lại Trường Sơn, nhớ những người đã khuất ảnh 11

Một góc nghĩa trang đường 9. Nơi đây, hàng nghìn anh hùng liệt sỹ Trường Sơn yên nghỉ.

Trở lại Trường Sơn, nhớ những người đã khuất ảnh 12

Một cựu chiến binh Trường Sơn thắp hương tưởng nhớ người đồng đội yên nghỉ tại nghĩa trang đường 9.

Trở lại Trường Sơn, nhớ những người đã khuất ảnh 13

Thành cổ Quảng Trị, địa điểm nổi tiếng với trận đánh 81 ngày đêm.

Trở lại Trường Sơn, nhớ những người đã khuất ảnh 14

Trên tượng đài tưởng niệm có khắc 81 ngày đêm chiến đấu dũng cảm của các anh hùng liệt sỹ bảo vệ thành cổ Quảng Trị.

Trở lại Trường Sơn, nhớ những người đã khuất ảnh 15
Trở lại Trường Sơn, nhớ những người đã khuất ảnh 16

Các cựu chiến binh Trường Sơn thắp hương và hát cho đồng đội nghe trong thành cổ Quảng Trị. Thành cổ Quảng Trị được mệnh danh là nghĩa trang đặc biệt nhất vì không có nấm mồ riêng nào cả. Thân thể các anh hùng liệt sỹ đã hòa chung vào đất…

Trở lại Trường Sơn, nhớ những người đã khuất ảnh 17

Dòng sông Thạch Hãn cũng là một chiến trường ác liệt khi xưa. Nơi đây, dưới lòng sông vẫn còn rất nhiều anh hùng liệt sỹ nằm lại. "Đò qua Thạch Hãn xin chèo nhẹ/ Dưới sông còn đó bạn tôi nằm…"

Trở lại Trường Sơn, nhớ những người đã khuất ảnh 18

Một cựu chiến binh lội xuống dòng sông Thạch Hãn dâng hương cho đồng đội.

MỚI - NÓNG
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
TPO - Chiều 23/4, Đại tướng Phan Văn Giang - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cùng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên, đã tiếp xúc cử tri chuyên đề lấy ý kiến vào dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trước Kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khóa XV.