Trung Quốc có quân đội mạnh hàng đầu thế giới, nhưng Mỹ có một lợi thế lớn

Lực lượng tăng thiết giáp Trung Quốc
Lực lượng tăng thiết giáp Trung Quốc
TPO - Trung Quốc đã tăng ngân sách cho PLA trong nỗ lực tạo ra một quân đội tầm cỡ thế giới vào năm 2050. Trung Quốc hiện là nước chi tiêu lớn thứ hai về quốc phòng trên thế giới, sau Mỹ, và lớn nhất ở châu Á.

Tổ chức lại và đầu tư

Những cải cách đầu tiên là tổ chức. Quy mô quân đội của PLA đã giảm từ gần 6 triệu vào năm 1979 xuống còn khoảng 2,5 triệu. Điều này cho phép một đội quân chất lượng cao hơn, vì có thể có điều kiện đào tạo và đầu tư nhiều tài nguyên hơn cho mỗi người lính.

11 quân khu của Trung Quốc đã được cơ cấu lại thành năm, lực lượng tên lửa đạn đạo trở thành chi nhánh của lực lượng vũ trang và thủy quân lục chiến của PLA, đã bị giải tán năm 1957, được tái lập.

Ông Tập cũng tạo ra Lực lượng hỗ trợ chiến lược để hỗ trợ chiến tranh không gian mạng, chiến tranh không gian và các hoạt động chiến tranh điện tử của PLA, và Bộ tham mưu, đóng vai trò là cơ quan chỉ huy các binh chủng của PLA.

Trung Quốc đã tăng ngân sách cho PLA trong nỗ lực tạo ra một quân đội tầm cỡ thế giới vào năm 2050. Trung Quốc hiện là nước chi tiêu lớn thứ hai về quốc phòng trên thế giới, sau Mỹ, và lớn nhất ở châu Á.

Máy bay và xe bọc thép mới

Dấu hiệu lớn nhất về sức mạnh ngày càng tăng của PLA là khí tài của họ.

Năm 1979, Trung Quốc không có máy bay trực thăng tấn công chuyên dụng. Bây giờ họ có hai: Z-19 và Z-10. Cả hai đều có thể mang tên lửa chống tăng có điều khiển và không đối không, và Z-19 còn có thể đóng vai trò là máy bay trực thăng trinh sát.

Đối với máy bay trực thăng vận tải, PLA vận hành các phiên bản được cấp phép và không có giấy phép của các mẫu Pháp, Nga và Mỹ, bao gồm Z-8, Mil Mi-17 và Z-20, gần đây đã được tiết lộ và có vẻ là một bản sao của UH-60 Black Hawk của Mỹ.

Không quân Trung Quốc có máy bay chiến đấu và máy bay chiến đấu đa năng hiện đại, bao gồm Su-27 do Nga chế tạo (và phiên bản Trung Quốc được cấp phép, J-11), Su-30 MKK (phiên bản của Su-30 được sản xuất dành cho Trung Quốc) và Su-35.

Trung Quốc cũng đã tự chế tạo máy bay chiến đấu và máy bay ném bom, bao gồm J-10 (được xem là đối thủ của F-16) J-11, JH-7 và J-16. Sau đó, họ có máy bay chiến đấu tàng hình J-20. Cả J-10 và J-20 đều được cho là được chế tạo với kiểu dáng bị đánh cắp từ Mỹ.

Lực lượng bọc thép của PLA cũng đã được tái sinh. Xe bọc thép kiểu cũ của Liên Xô đã được thay thế bằng một loạt xe tăng, xe chiến đấu bộ binh, xe chiến đấu đổ bộ và thậm chí cả xe chiến đấu bộ binh đổ bộ đường không hoàn toàn mới

Cuối cùng, PLA hiện có vũ khí bộ binh được thiết kế và chế tạo trong nước.

Lực lượng hải quân đang phát triển mạnh

Nhưng có lẽ ấn tượng nhất trong tất cả là sự phát triển của hải quân PLA (PLAN). Năm 1979, hạm đội của PLAN được coi là một lực lượng chủ yếu giới hạn ở các khu vực ven biển. Phần lớn các tàu lạc hậu hẳn một thế hệ đằng so với các đối tác nước ngoài, nếu không muốn nói là nhiều hơn.

Ngày nay, PLAN là lực lượng hải quân lớn nhất thế giới, với 33 tàu khu trục, 54 khinh hạm, 42 tàu hộ tống, 37 tàu đổ bộ/vận tải đổ bộ, 60 tàu ngầm và có lẽ quan trọng nhất là hai tàu sân bay và hai tàu đổ bộ tấn công.

Phần lớn trong số đó là các tàu chiến mang tên lửa hiện đại, và tầm bắn của chúng đã tăng lên đến mức có tranh luận về việc liệu PLAN đã đạt được trạng thái hải quân "nước xanh" (blue navy-hải quân có năng lực ở biển xa) hay chưa.

Hạm đội tàu ngầm của Trung Quốc bao gồm 10 tàu ngầm năng lượng nguyên tử mang tên lửa đạn đạo, và có kế hoạch tăng con số này lên 21 vào năm 2030. Được trang bị với các tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM), tàu ngầm của PLAN có thể bắn trúng mục tiêu hơn 5.500 dặm với một hoặc nhiều đầu đạn hạt nhân.

PLAN cũng có kế hoạch xây dựng thêm hai loại tàu ngầm tấn công hạt nhân và tên lửa đạn đạo. Loại tàu ngầm tên lửa đạn đạo mới hơn, Type 096, dự kiến sẽ mang theo 24 ICBM - gấp đôi trọng tải của loại Type 094 hiện tại.

Trong khi tất cả các tàu ngầm của Hải quân Mỹ đều chạy bằng năng lượng hạt nhân, PLAN có 50 tàu ngầm chạy bằng diesel từ bốn lớp khác nhau, với kế hoạch tăng số lượng lên 55 vào năm 2030.

Tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân nói chung nhanh hơn và có thể ở dưới nước lâu hơn so với tàu ngầm chạy bằng diesel, mặc dù tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân của Trung Quốc không tiên tiến. Nhưng tàu ngầm chạy bằng động cơ diesel cũng đang được cải thiện.

Trung Quốc đang đóng nhiều tàu hơn và với tốc độ nhanh hơn nhiều so với Mỹ hoặc bất kỳ đối thủ nào ở châu Á. Họ cũng có kế hoạch tăng quy mô của hải quân đoàn biển từ 20.000 lên 100.000 người.

Một lực lượng tên lửa mạnh

Lực lượng tên lửa PLA (PLARF) đã trở thành một trong những lực lượng tên lửa đáng sợ nhất thế giới. Trung Quốc chưa bao giờ ký Hiệp ước Lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) và không chịu các hạn chế, vì vậy họ đã được tự do đầu tư mạnh vào tên lửa đạn đạo.

"Cộng đồng quốc phòng Mỹ thực sự đã có một thời gian khó khăn để tìm ra cách chống lại các vũ khí như tên lửa đạn đạo chống hạm và tên lửa đạn đạo tầm trung, và Trung Quốc đã tạo ra những thứ rất tốt", Timothy Heath, một nhà nghiên cứu quốc tế và quốc phòng cao cấp tại tổ chức nghiên cứu Rand Corporation nói với Business Insider.

Các tên lửa khiến các quan chức Mỹ lo ngại là DF-21, DF-26 (được mệnh danh là "Sát thủ đảo Guam" vì khả năng được nói là tấn công các mục tiêu đến tận đảo Guam) và DF-41, có thể mang theo 10 đầu đạn độc lập và được cho là có thể bay đến được lục địa Mỹ trong 30 phút.

Ngoài ra còn có DF-17 và DF-100, những tên lửa siêu vượt âm đầu tiên chính thức phục vụ trên thế giới.

PLARF được báo cáo là có kho vũ khí tên lửa đất liền lớn nhất và đa dạng nhất trên thế giới - khoảng 95% trong số đó sẽ vi phạm INF nếu Trung Quốc ký kết.

Kinh nghiệm là một yếu tố lớn

Bất chấp sự gia tăng nhanh chóng về năng lực, Trung Quốc vẫn thiếu một điều mà Mỹ và nhiều đồng minh NATO có: kinh nghiệm.

Mỹ đã chiến đấu với các cuộc xung đột ở nhiều quốc gia kể từ năm 2001. Mặc dù những cuộc xung đột đó chủ yếu chống lại những kẻ thù kém về mặt công nghệ, những thập kỷ kinh nghiệm đã mang lại cho Mỹ một lợi thế về cơ cấu lực lượng.

Quân đội Mỹ “quen thuộc hơn với các vấn đề vận hành chiến đấu, kinh nghiệm thực tế dày dạn để xử lý, giải quyết chiến trường, và rất nhiều cựu chiến binh đã thực sự chiến đấu ở nước ngoài", ông Heath nói.

"Nhiều năm kinh nghiệm chiến đấu giúp Mỹ đã xây dựng một tổ chức đã được thử nghiệm và đã phát triển về mặt cơ cấu từ nhiều kinh nghiệm thực tế, điều hoàn toàn vắng bóng đối với PLA”, ông Heath nói thêm.

Hơn nữa, Mỹ có nhiều kinh nghiệm làm việc với các đồng minh và trong tác chiến kết hợp vũ khí, trong khi PLA mới chỉ bắt đầu học cách làm như vậy trong hai thập kỷ qua.

MỚI - NÓNG