Trung Quốc kỳ vọng gì ở ‘người khổng lồ biết bay’ Y-20?

Trung Quốc kỳ vọng gì ở ‘người khổng lồ biết bay’ Y-20?
TPO - Tập đoàn máy bay Tây An (XAC) khẳng định, trong năm 2013, họ sẽ tiến hành bay thử nghiệm “người khổng lồ biết bay” Y-20, mẫu máy bay vận tải cỡ lớn đầu tiên được phát triển trong nước.
Vệ tinh quân sự của phương Tây ghi lại những chuyến bay đầu tiên của ‘Người khổng lồ biết bay’ Y-20
Vệ tinh quân sự của phương Tây ghi lại những chuyến bay đầu tiên của ‘Người khổng lồ biết bay’ Y-20. Ảnh: The Diplomat

Chương trình Y-20 nhằm phát triển máy bay vận tải động cơ phản lực tầm xa hạng nặng, với kinh phí 20 tỷ NDT (trên 3 tỷ USD), là ưu tiên hàng đầu trong “Chương trình Phát triển Khoa học và Công nghệ Quốc gia dài hạn (2006-20)” (MLP).

Đến nay, các hình ảnh vệ tinh cho thấy sự xuất hiện của Y-20 tại sân bay Nhan Lương, căn cứ thử nghiệm bay của Không quân Trung Quốc (PLAAF).

Ngày 21-12-2012, truyền thông loan tin Y-20 bắt đầu thử nghiệm lăn bánh chậm. Ngày 27-12-2012, Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc Dương Vũ Quân xác nhận chiếc máy bay vận tải cỡ lớn mang “trọng trách” phát triển kinh tế, xã hội, hiện đại hóa lực lượng vũ trang, và thực hiện các nhiệm vụ khẩn cấp như cứu trợ nhân đạo và giảm nhẹ thiên tai (HADR).

Kỳ vọng ở Y-20

- Y-20 giúp xây dựng năng lực vận tải quân sự tầm xa tin cậy và khả năng triển khai lực lượng tương xứng với vị thế quốc tế ngày càng rộng mở của Trung Quốc.

Sự vượt trội về kích thước của Y-20 so với các máy bay khác tại một sân bay
Sự vượt trội về kích thước của Y-20 so với các máy bay khác tại một sân bay.

Khả năng hiện tại của Trung Quốc trong vận chuyển các xe cỡ lớn và các trang bị khác thông qua không vận quân sự tầm xa còn hạn chế. Trong ngắn hạn, PLA có thể thông qua các máy bay thương mại.

Tuy nhiên, để thực hiện các nhiệm vụ khó khăn hơn như bảo vệ/di tản công dân Trung Quốc mắc kẹt ở nước ngoài do xung đột, có thể phải dùng đến các loại xe bọc thép, thì chỉ có máy bay vận tải quân sự chuyên dụng mới đủ sức đảm đương.

Năng lực không vận tối đa đầu 6 (60-69 tấn) cho phép Y-20 bay đường dài với tải trọng đáp ứng các APC hay trực thăng tấn công WZ-10 mới của Trung Quốc từ các căn cứ từ phía Tây Trung Quốc tới Đông Phi. Ví dụ, Dashgar ở Tây Xinjiang nằm cách Khartoum, Sudan 5.000 km.

- Y-20 là loại máy bay đa dụng. Về tính đa dụng, Y-20 tương đương IL76: là máy bay tiếp dầu, đồng thời là máy bay cảnh báo sớm trên không.

Y-20 có thể phục vụ như một máy bay tiếp dầu cho máy bay tiêm kích cỡ lớn J-11, J-20, máy bay chiến thuật J-10 và J-31. Việc tập đoàn máy bay Tây An chế tạo thành công các máy bay tiếp dầu H-6U Badger của PLA cho thấy tiềm năng của tập đoàn này trong việc độc lập phát triển khả năng tiếp dầu cho Y-20.

Y-20 cũng có thể là một trạm nhiên liệu trên không cho các máy bay ném bom tầm xa cỡ lớn, máy bay vận tải và máy bay tuần tra. Đây là nhiệm vụ mà H6U Badger không thể kham nổi.

- Y-20 có thể giúp Trung Quốc giảm lệ thuộc vào máy bay Nga. Y-20 sẽ chấm dứt sự phụ thuộc của Bắc Kinh vào các máy bay vận tải IL76 của Nga. Với Y-20, Trung Quốc bắt đầu bước chân vào hàng ngũ số ít các quốc gia trên thế giới sản xuất và xuất khẩu máy bay vận tải cỡ lớn.

Việc thay thế máy bay Nga bằng máy bay sản xuất trong nước có không chỉ là niềm tự hào của Bắc Kinh mà còn mang lại ý nghĩa chiến lược giúp PLA giảm phụ thuộc vào trang bị của Nga trong các nhiệm vụ trọng yếu của mình.

- Với Y-20, Trung Quốc bước chân vào thị trường xuất khẩu máy bay vận tải cỡ lớn. Y-20 và các phiên bản tương lại của nó. Các hãng máy bay Trung Quốc bị cấm xuất khẩu máy bay sử dụng động cơ nhập khẩu của Nga. Trung Quốc từng bị Nga cấm xuất khẩu tiêm kích tấn công JF-17 sử dụng động cơ tuabin cánh quạt của Nga.

Tuy nhiên, Y-20 với động cơ sản xuất trong nước sẽ mở đường cho Trung Quốc trở thành một nhà cung cấp trong thị trường máy bay vận tải cỡ lớn hiện do Mỹ, Nga và Ucraina độc quyền.

- Y-20 sẽ hỗ trợ đắc lực PLA triển khai tấn công đường không tầm trung-xa, và đổ bộ quân dù. Y-20 sẽ hỗ trợ các sự đoàn không vận và các lực lượng liên quan tham gia nhiều hoạt động khác nhau, từ hoạt động phi quân sự như giảm nhẹ thiên tại trong nước cho tới các nhiệm vụ quân sự nhằm duy trì ổn định trong nước. Y-20 có thể vận chuyển số lượng lớn hàng cứu trợ, các thiết bị hạng nặng như hệ thống xử lý nước di động, tới các khu vực bị tàn phá.

“Trái tim Trung Quốc” cho Y-20?

Việc phát triển và sản xuất động cơ máy bay là đỉnh cao của công nghệ hàng không. XAC có thể sẽ phát triển cho Y-20 phiên bản động cơ tuabin cánh quạt công suất lớn sản xuất trong nước CJ-1000A (“Dương Tử 1000”). CJ-1000A là loại động cơ Trung Quốc đang phát triển từ động cơ MTU của Đức cho máy bay dân dung C919.

Y-20 trên đường băng
Y-20 trên đường băng.

Công nghệ lưỡng dụng (duel-use) có thể cũng sẽ được áp dụng cho động cơ tuabin cánh quạt công suất cao cỡ lớn của Y-20. Các tuabin công suất cao trong các máy bay dân dụng có thể dùng cho các máy bay quân sự cỡ lớn mà không cần hoặc rất ít thay đổi.

Các máy bay của Mỹ như máy bay vận tải hạng nặng C-17, C-5, máy bay tiếp dầu KC-10, KC-135 là cũng là những phiên bản sử dụng động cơ dùng cho máy bay thương mại.

Việc bay thử nghiệm thành công phiên bản Y-20 sẽ là bước tiến thâm nhập của Trung Quốc vào câu lạc bộ các quốc gia có thể chế tạo trong nước máy bay vận tải hạng nặng xuyên lục địa.

Sự phát triển Y-20 sẽ là đỉnh cao trong sản xuất máy bay vận tải và máy bay tiếp dầu cỡ lớn được sử dụng trong các mục đích quân sự, nhất là trong triển khai lực lượng.

Chi tiết kỹ thuật

Y-20 có hình dạng hợp lý và khoang chứa rộng rãi. Y-20 rộng và cao trội hơn hẳn so với IL-76 và máy bay vận tải thương mại C-919 tương lại của Trung Quốc.

Y-20 với trong lượng cất cánh tối đa 180 tấn, sải cánh 50 mét, sẽ đủ sức vận chuyển bất kỳ trang bị nào của Quân đội Trung Quốc (PLA) ở thời điểm hiện tại và trong tương lai, như xe tăng T-99 nặng 58 tấn, xe bọc thép chở quân (APC), xe tải hạng nặng.

Năng lực không vận của Y-20 tương đương IL-76 MF (60 tấn) và nhỏ hơn C-17 Globemaster (77,5 tấn) của Mỹ.

Giống như tiêm kích J-20 và J-31, Y-20 sẽ vượt lên việc sao chép hay chạy theo các máy bay nước ngoài và sẽ tiếp cận đa dạng các nguồn lực trong nước để đạt những tính năng vượt trội.

Đỗ Tuấn
(theo The Diplomat)

Theo Dịch
MỚI - NÓNG