Trung Quốc lo ngại bị đánh úp

Trung Quốc lo ngại bị đánh úp
TPO -Tờ Đại Công Báo của Hongkong vừa có bài viết phân tích tàu chiến ven bờ là mối đe dọa lớn và chỉ ra rằng thâm nhập vào hệ thống sông hồ lớn của nước đối địch tác chiến tầm xa thường gây được “hiệu ứng tuyết lở”.

Trung Quốc lo ngại bị đánh úp

> Thêm chương trình bí mật của Mỹ bị lộ

> Trung - Nga đưa vũ khí ‘khủng’ tập trận chung 

TPO -Tờ Đại Công Báo của Hongkong vừa có bài viết phân tích tàu chiến ven bờ là mối đe dọa lớn và chỉ ra rằng thâm nhập vào hệ thống sông hồ lớn của nước đối địch tác chiến tầm xa thường gây được “hiệu ứng tuyết lở”.

Trung Quốc lo ngại bị đánh úp ảnh 1
 

Đại Công Báo đặt vấn đề tại sao cần thâm nhập vào các con sông lớn của nước đối thủ để tác chiến tầm xa? Là do hiện nay khu vực tam giác ở các con sông lớn và khu vực ven bờ với chiều dài hàng trăm thậm chí hàng nghìn cây số thường là trung tâm chính trị, kinh tế, thương mại, khoa học kỹ thuật, tài chính, giao thông, thông tin, cơ sở hạ tầng công nghiệp, căn cứ quân sự và nơi tập trung đông dân cư của một quốc gia. Nếu tàu chiến ven bờ của đối phương ngược dòng tiến vào, nhanh chóng tấn công khu vực nội thủy quan trọng thường gây được “hiệu ứng tuyết lở”, sức phá hoại nghiêm trọng không thể coi thường.

Nguy cơ tiềm ẩn

Đại Công Báo cho rằng sẽ không khó khăn để đánh chặn tàu chiến ven bờ ở khu vực nội thủy. Trung Quốc tuyệt đối không thể coi thường mức độ khó khăn của hoạt động tác chiến với tàu chiến ven bờ ở khu vực sông hồ, sau hơn 30 năm kể từ khi Trung Quốc tiến hành công cuộc cải cách mở cửa, lượng vận tải bằng đường sông, đường biển gia tăng đột biến, tàu thuyền chở khách và chở hàng của nước ngoài tiến vào khu vực nội thủy của Trung Quốc rất nhiều, các tài liệu thủy văn về sông hồ, sơ đồ giao thông đã được công khai hóa rộng rãi, mặc dù có thuyền viên lên tàu dẫn đường, nhưng vẫn phải công bố một số số liệu về đường đi, điều này đã tạo nên mối nguy cơ tiềm ẩn để tàu chiến ven bờ tiến vào các con sông lớn của Trung Quốc.

Một trong các tàu chiến ven bờ tối tân của Mỹ chuyên tác chiến ở vùng nước nông và hẹp. 4 chiến hạm loại này hiện luân phiên đồn trú tại Singapore, đề phòng các tình huống ở Biển Đông và eo biển Malacca
Một trong các tàu chiến ven bờ tối tân của Mỹ chuyên tác chiến ở vùng nước nông và hẹp. 4 chiến hạm loại này hiện luân phiên đồn trú tại Singapore, đề phòng các tình huống bất trắc ở Biển Đông và eo biển Malacca.

Theo Đại Công Báo, muốn “đọ sức” với tàu chiến ven bờ trên các con sông lớn, cần lợi dụng một cách có hiệu quả điều kiện địa lý, bao gồm các bãi cạn thiên nhiên, dòng nước chảy xiết, sự biến đổi mực nước theo mùa, đồng thời các công trình nhân tạo như cầu cống, đập lớn... đều cũng có thể gây cản trở, khiến tàu chiến ven bờ gặp khó khăn khi tiến vào vùng nội thủy, làm suy yếu thế mạnh về tốc độ và khả năng tàng hình của tàu.

Các cơ sở hạ tầng công nghiệp, giao thông, năng lượng, khu dân cư thậm chí là căn cứ quân sự xung quanh khu vực nội thủy về cơ bản đều không xem xét đến vấn đề phòng ngự khi phải đối mặt với cuộc tấn công hỏa lực dưới sông, trước hỏa lực tấn công dữ dội của tàu chiến ven bờ, các công trình này có thể bị hạ gục trong tích tắc.

Tàu chiến ven bờ sẽ khéo léo lợi dụng tình hình giao thông tấp nập trên tuyến đường giao thông ở vùng nội thủy. Ví dụ, các tàu thuyền lớn nhỏ với đủ mọi số hiệu khác nhau ngày đêm đi lại trên mặt sông sẽ tạo ra sự yểm hộ, tín hiệu phản xạ radar sẽ được giấu trong sự gây nhiễu của rất nhiều sóng tạp âm, khiến radar trên bờ khó có thể nắm bắt được một cách kịp thời, chuẩn xác sóng điện từ phản xạ suy yếu của tàu chiến ven bờ giữa các tín hiệu phản xạ của hàng nghìn con tàu dân sự.

Do khu vực nội thủy khá hẹp, so với vùng biển thì diện tích quá bé. Tàu chiến chống hạm truyền thống khó có thể phát huy tác dụng, mặc dù pháo bờ biển có thể phát huy một số tác dụng, nhưng do lo ngại bắn nhầm tàu dân sự nên hiệu quả chống tấn công tàu chiến ven bờ cũng không cao.

Sợ tấn công nhầm

Hiệu quả tác chiến của máy bay chiến đấu, máy bay trực thăng nhằm vào tàu chiến ven bờ ở khu vực sông hồ ra sao? Cũng bị hạn chế bởi nhiều nhân tố bất lợi, thiếu các loại đạn dược thông minh tầm xa ngoài khu vực phòng thủ, đồng thời lại lo ngại bị tên lửa phòng không trên tàu chiến, đại bác và máy bay trực thăng trên hạm, máy bay không người lái bắn rụng.

Tốc độ bay của máy bay chiến đấu đều quá lớn, khó có thể đọ sức với tàu chiến ven bờ ở các tuyến đường sông khúc khuỷu, hẹp dài. Đại Công Báo lại nêu phương án nếu bố trí thủy lôi có phát huy được tác dụng không? Thủy lôi truyền thống không được, cần nghiên cứu ra loại thủy lôi thông minh với trình độ công nghệ cao. Chủ yếu vẫn là do tàu thuyền trong nước đi lại quá nhiều, rất dễ xảy ra khả năng tấn công nhầm.

Mỹ đang triển khai hàng loạt tàu tác chiến ven bờ, nơi các chiến hạm hạng nặng không thể phát huy hết uy lực
Mỹ đang triển khai hàng loạt tàu tác chiến ven bờ, nơi các chiến hạm hạng nặng không thể phát huy hết uy lực.

Đại Công Báo hiến kế Trung Quốc cần nghiên cứu và chế tạo ra loại “chiến hạm ở vùng nước nông” có tốc độ cao chuyên sử dụng trên các sông hồ, tính năng cơ động cao, hỏa lực mạnh, tính cơ động cao, khả năng phòng thủ thiết giáp cao, tác chiến mạng hóa thông tin, chuyên đối phó với tàu chiến ven bờ tiến vào khu vực nội thủy để có thể nhanh chóng giành chiến thắng. Áp dụng chiến thuật chiến lược cơ động, linh hoạt, bao vây, truy quét, chặn đứng tàu chiến ven bờ. Có thể cùng lúc huy động lực lượng lớn, cũng có thể đánh du kích với tàu chiến ven bờ, không cho chúng bất kỳ cơ hội trở tay, không còn thời gian để hoàn thành nhiệm vụ đánh lén.

Huy Long
Theo Phượng Hoàng

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.