Trung Quốc nhũng nhiễu, Mỹ chùn chân, buộc Nhật “phòng vệ tập thể”?

Thủ tướng Shinzo Abê đã mở ra lối thoát “thênh thang” cho quân đội Nhật (CreditYuya Shino/Reuters)
Thủ tướng Shinzo Abê đã mở ra lối thoát “thênh thang” cho quân đội Nhật (CreditYuya Shino/Reuters)
TPO - Thủ tướng Nhật Bản đã thông báo sửa đổi bản Hiến pháp hòa bình, lần đầu tiên trong hơn 60 năm qua “cởi trói” cho quân đội Nhật đảm đương vai trò to lớn hơn trong khu vực. Quyết định này của Thủ tướng Abe sẽ cho phép Nhật Bản sử dụng lực lượng vũ trang lớn mạnh và công nghệ tiên tiến của mình để bảo vệ đất nước.

Sự sửa đổi cũng sẽ cho phép quân đội tới hỗ trợ các nước bạn bè, gồm cả Mỹ, trong trường hợp bị tấn công.

Bước đi này của Nhật Bản thích ứng với cán cân sức mạnh đang biến đổi nhanh chóng tại châu Á, với việc quân đội hùng mạnh của Trung Quốc đang leo thang thách thức ưu thế của Mỹ và các đồng minh trong khu vưc với những tuyên bố chủ quyền ngang ngược trên biển Đông và biển Hoa Đông, hai khu vực biển có vị trí chiến lược.

Mối đe dọa khó lường từ Trung Quốc

Ông Kazuhisa Kawakami, chuyên gia chính trị thuộc Đại học Meiji Gakuin (Tokyo) nhận định: “Áp lực gia tăng từ phía Trung Quốc đã tác động tới chính trị Nhật Bản”.

Động thái của Thủ tướng “diều hâu” Abe khiến Trung Quốc giận giữ và khiến hai cường quốc lớn nhất châu Á này càng “căng như dây đàn” bởi Trung Quốc chưa từng tha thứ cho sự xâm lược Trung Quốc của Nhật Bản trong Thế chiến thứ hai.

Chính sách mới là tột điểm của cuộc thảo luận kéo dài tới ¾ thế kỷ ở Nhật Bản về vấn đề liệu hòa bình có phải là cách thức duy nhất bảo đảm tránh được cho thế giới những cuộc xâm chiếm hay chiến tàn khốc ở châu Á? Hay trong nhiều thế kỷ sau khi thất bại, chính bản Hiến pháp hòa bình đã khiến đất nước này trở nên yếu đuối trước các mối đe dọa mới, nhất là từ mối đe dọa Trung Quốc?

Sự suy giảm ưu thế của Mỹ

Bên cạnh sự trỗi dậy của Trung Quốc, thì sự suy giảm ưu thế của Mỹ tại khu vực đã khiến các nước, trong đó có Nhật Bản phải tăng cường năng lực quân sự của mình.

Giám đốc Trung tâm nghiên cứu quốc tế thuộc Viện Công nghệ Massachusetts, ông Richard J. Samuels nhận định: “Họ (các nước trong khu vực) đang tìm cách giữ Mỹ ở lại, trong khi vẫn tìm những phương cách mới”.

Những nhà chính trị dân tộc chủ nghĩa như Thủ tướng Nhật Bản Abe không muốn bị phụ thuộc quốc phòng vào Washington. Trong các cuốn sách như “Nhật Bản có thể nói “Không” (The Japan That Can Say No) của tác giả Akio Morita- người sáng lập tập đoàn Sony và Shintaro Ishihara- nguyên Thị trưởng Tokyo đã đề cập tới một chính sách quân sự tương xứng với vai trò là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới của Nhật Bản (hiện Trung Quốc vượt Nhật Bản trở thành cường quốc kinh tế lớn thứ hai thế giới).

Trong khi ông Abê vẫn tập trung bình luận về mối quan hệ gần gũi hơn với Mỹ, thì các nhà phân tích cho rằng với chính sách mới, Nhật Bản sẽ tìm kiếm những đồng minh quân sự mới với Philippin và các quốc gia khác có cùng tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc.

Tuần trước, trong khi Trung Quốc và Hàn Quốc phản đối Nhật Bản sửa đổi Hiến pháp, thì tại Tokyo,Tông thống Philippin đã lên tiếng ủng hộ Nhật Bản hành động nhiều hơn nhằm phản ứng trước việc Trung Quốc tuyên bố chủ quyền ngày càng trắng trợn trong khu vực.

Thách thức đối với “diều hâu” Nhật Bản

Bước đi của chính phủ Abê còn bộn bề những thách thức. Thứ nhất, chính phủ Abê phải xoa dịu sự phản đối của Hàn Quốc. Ngoài Trung Quốc, Hàn Quốc từng là cựu thù với đế quốc Nhật Bản trong quá khứ chiến tranh.

Thứ hai là sự phản đối của chính người dân Nhật Bản đối với sự sửa đổi Hiến pháp. Hiến pháp sửa đối lần này đã gây ra các biểu tình và một vụ tự thiêu vốn hiếm thấy ở Nhật Bản.

Ông Abe, một người thuộc phe bảo thủ, đã cố gắng giành sự ủng hộ đối với việc sửa đổi toàn bộ Hiến pháp, biến Nhật Bản thành một quốc gia “bình thường”, vượt qua sự xấu hổ về cuộc chiến tranh trong quá khứ, không còn phải giấu giếm sức mạnh quân sự. 

Nhưng chính do thiếu sự ủng hộ đối với những nỗ lực này đã khiến ông Abe mất quyền lực 7 năm trước khi ông giữ chức Thủ tướng Nhật Bản lần đầu.

Thứ ba, sự thay đổi tình thế bị động về an ninh sang một vai trò chủ động là việc “nói dễ hơn làm” đối với nhiều đời Thủ tướng Nhật Bản. Trong chiến tranh Irắc và Afghanistan, Nhật Bản đã tham gia cùng lực lượng phương Tây với vai trò vận tải hàng hóa và tiếp nhiên liệu cho các tàu hải quân, hay mua sắm vũ khí phòng vệ và tấn công.

Dưới thời Thủ tướng Abe, Nhật Bản đã tăng cường hỗ trợ quân sự cho các nước láng giềng có cùng nỗi lo ngại Trung Quốc. Tuy nhiên, với bước đi khác hẳn về bản chất,  bởi với quyền “phòng vệ tập thể”, Nhật Bản sẽ có vai trò chủ động hỗ trợ đồng minh trong trường hợp bị tấn công. 

Theo Theo The New York Times
MỚI - NÓNG