Trung Quốc sẽ sản xuất hàng loạt vũ khí ‘khủng’?

Tiêm kích J-20 Trung Quốc
Tiêm kích J-20 Trung Quốc
TPO - Trung Quốc sẽ sản xuất hàng loạt máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ năm J-20, máy bay ném bom tàng hình H-20 và tàu khu trục cỡ lớn Type 055 mới như một phần của mục tiêu nhằm hiện đại hóa quân đội trong những năm tới và tạo ra con đường hướng tới vị thế tối cao trên toàn cầu.

Nước này cũng sẽ nhanh chóng tiến hành đóng mới và đưa vào vận hành hàng không mẫu hạm thứ ba như một phần của cuộc đại tu hiện đại hóa trên diện rộng, theo một bản tin từ tờ Hoàn cầu thời báo.

Theo báo cáo của Bộ Quốc phòng Trung Quốc, các tiêu chuẩn cụ thể về hiện đại hóa được đưa ra bởi Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Chi tiết của từng giai đoạn không được nêu rõ trong bài báo, nhưng một quan chức cấp cao của quân đội Trung Quốc được trích dẫn nói rằng nỗ lực này nhằm đạt được “các mục tiêu theo từng giai đoạn trong quốc phòng và hiện đại hóa quân đội”.

Mặc dù được tuyên bố là một dạng phát triển hoặc một bước tiến nhất định, nhưng thông báo của Trung Quốc không đưa ra bất kỳ điều gì đặc biệt mới ngoài những gì đã biết về quá trình tăng tốc hiện đại hóa. Tuy nhiên, kế hoạch “sản xuất hàng loạt” H-20 và J-20, theo National Interest, có vẻ khá quan trọng vì điều đó dường như chưa được nhấn mạnh trước đây. Bình luận này cho thấy một thước đo về sự tự tin đối với các nền tảng vũ khí đó cũng như một nỗ lực quyết tâm mở rộng lực lượng, đặc biệt là các thành phần tiên tiến nhất. Điều này có ý nghĩa khi người ta cho rằng Mỹ có kế hoạch mua hơn 1.700 máy bay chiến đấu tàng hình F-35 và có khả năng sắm hơn 100 máy bay ném bom tàng hình B-21 mới. Đã có một số cuộc thảo luận về việc tăng số lượng lên đến 180 chiếc B-21 do nhu cầu trong đội bay và những hứa hẹn công nghệ mang lại.

Ví dụ, sản xuất hàng loạt J-20 có thể được coi là một nỗ lực có chủ ý để so sánh với F-22 và F-35 của Mỹ về khả năng tiếp cận phạm vi nhiệm vụ hoặc sự hiện diện trên không, tuy nhiên tác động của số lượng lớn J-20 dường như sẽ phụ thuộc vào tầm bay và độ chính xác của các cảm biến và vũ khí của J-20. Tuy nhiên, việc này sẽ mang lại cho Trung Quốc cơ hội mở rộng đáng kể sự hiện diện toàn cầu và chuyển tiếp số lượng lớn J-20 tới các khu vực chiến lược quan trọng trên toàn cầu trong các lĩnh vực mà Trung Quốc quan tâm. Mặc dù công chúng vẫn chưa biết nhiều thông tin, nhưng dường như không rõ J-20 có thể thực sự cạnh tranh với F-35 hay F-22 hay không, mặc dù Trung Quốc tuyên bố rằng nó là một máy bay phản lực thế hệ thứ năm thực sự.

Cũng theo tinh thần đó, việc sản xuất hàng loạt oanh tạc cơ H-20 có thể được coi là một nỗ lực có chủ ý để so kè hoặc thậm chí vượt xa số lượng máy bay B-21 của Mỹ đã được lên kế hoạch. Tuy nhiên, một lần nữa, tác động sẽ phụ thuộc vào hiệu quả của khả năng tàng hình, hệ thống điện tử hàng không, cảm biến và vũ khí của H-20. Đồng thời, sự hiện diện của loại máy bay ném bom cỡ lớn này, theo cách tương tự như J-20 trên toàn cầu, cho phép Trung Quốc tiến hành các cuộc tuần tra bằng máy bay ném bom và phản ứng nhanh chóng ở nhiều địa điểm trên thế giới cùng một lúc.

Một khía cạnh liên quan khác của vấn đề này đơn giản là Trung Quốc có năng lực sản xuất công nghiệp rất đáng kể và lịch sử gần đây có thể tạo ra các nền tảng, chẳng hạn như tàu sân bay, xe bọc thép và máy bay chiến đấu một cách nhanh chóng.

MỚI - NÓNG
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
TPO - Chiều 23/4, Đại tướng Phan Văn Giang - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cùng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên, đã tiếp xúc cử tri chuyên đề lấy ý kiến vào dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trước Kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khóa XV.