Trung Quốc sẽ tấn công Đài Loan vào năm 2021?

Trung Quốc sẽ tấn công Đài Loan vào năm 2021?
TPO - Một bài báo trên National Interest dẫn một số nguồn tin ẩn danh từ Trung Quốc nói chủ tịch Trung Quốc “đã mất kiên nhẫn” và có thể động binh đánh chiếm Đài Loan trong một số năm tới.

Thậm chí chuyên gia Ian Easton còn dự đoán có thể có một cuộc đổ bộ đường biển từ đại lục vào Đài Loan, có thể diễn ra trước tháng 7/2021, nhằm kỷ niệm 100 năm thành lập đảng ở Trung Quốc. Ông Easton là nhà nghiên cứu, tác giả cuốn sách sắp ra mắt mang tựa đề “Nguy cơ tấn công từ TrungQuốc: Phòng thủ của Đài Loan và chiến lược của Mỹ ở châu Á”.

 Tuy nhiên, ông Easton cũng nói ngay đây chỉ là giả định. Theo ông, thực tế có thể là Trung Quốc sẽ không tấn công Đài Loan theo những cách thức có khả năng rủi ro cao. Lãnh đạo Trung Quốc rất có thể sẽ leo thang một cuộc chiến cân não trên eo biển Đài Loan. Họ  sẽ tiếp tục sử dụng kỹ thuật tung hỏa mù thông tin và một số chiến thuật khác nhằm làm Mỹ mất tự tin rằng Đài Loan có thể phòng thủ thành công, trong khi đó đẩy mạnh các hoạt động lật đổ nhằm làm xói mòn sự tự tin và ý chí của Đài Loan.

Trung Quốc sẽ tấn công Đài Loan vào năm 2021? ảnh 1 Tàu đổ bộ lớp Type 071 của Trung Quốc

Theo ông Easton, sức mạnh của Giải phóng quân Trung Quốc (PLA) rõ ràng hơn những điểm yếu của họ. Tên lửa đạn đạo, năng lực chiến tranh trên không gian mạng, vũ khí không gian giúp PLA trở thành lực lượng đáng gờm. Nhưng có lẽ nguy hiểm hơn chính là các hoạt động do thám, hoạt động ngầm ở ngoại quốc của Trung Quốc, giúp định hình chính sách đối ngoại.

Tuy nhiên, giáo sư Andrew Erickson của Học viện Hải chiến Mỹ viết trong cuốn sách “Trung Quốc đóng tàu chiến” rằng mặc dù hải quân Trung Quốc đang phát triển với tốc độ cao, họ chưa thể sẵn sàng cho một cuộc tấn công đánh chiếm Đài Loan. Bởi họ vẫn chưa đủ năng lực vận tải và phòng không cần thiết. Tuy nhiên, tình hình ngày mai sẽ có thể rất khác với ngày hôm nay.

Dennis Blasko, tác giả cuốn sách “Quân đội Trung Quốc ngày nay” cho rằng lực lượng lục quân của Trung Quốc cũng chưa sẵn sàng cho một cuộc chiến như thế.

Để thực hiện một cuộc tấn công tổng lực, Trung Quốc sẽ cần nhiều hơn rất nhiều số máy bay trực thăng hiện có. Cũng tương tự như thế là lính dù, đặc nhiệm, các sư đoán cơ giới đổ bộ và thủy quân lục chiến. Hơn nữa, PLA cần xây dựng đội ngũ sỹ quan dự bị, huấn luyện chỉ huy đơn vị tốt hơn nữa. Hầu hết những việc này đã được Trung Quốc khởi động và có thể họ sẽ thu hái kết quả trong vòng một thập kỷ tới.

Hiện nay Đài Loan đã gần như chuyển đổi quân đội từ chế độ cưỡng bách tòng quân sang quân đội gồm toàn các binh sỹ tự nguyện đi theo binh nghiệp, giống như Mỹ. Đó có thể coi là một lợi thế so với Trung Quốc, vẫn dựa trên chế độ nghĩa vụ quân sự.

Theo các chuyên gia, Đài Loan có thể có khoảng 4 tuần chuẩn bị trước khi phải đối đầu với một cuộc động binh. Bởi chuẩn bị cho một cuộc tấn công lớn đồng nghĩa phải huy động lực lượng, đặc biệt là vận tải-đổ bộ đường biển, và việc này giúp Đài Loan thấy trước được những gì sắp diễn ra. Đó còn là việc chuyển quân, điều động quân dự bị, diễn tập quân sự, bắn tin cho truyền thông, truyền thông điệp ngoại giao…

Trong khi đó, Đài Loan có khả năng huy động 2,5 triệu đàn ông và gần 1 triệu nhân công phục vụ quốc phòng chỉ trong vài ngày. Việc này được chính quyền Đài Loan cho thực hiện diễn tập hằng năm.

Tất nhiên còn có quá nhiều yếu tố can dự vào kết quả cuộc chiến, ví dụ phản ứng của Mỹ, những chuẩn bị của Đài Loan  từ nay cho tới lúc một cuộc động binh thực sự nổ ra… Dự đoán suy cho cùng vẫn chỉ là dự đoán.

MỚI - NÓNG
Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng: Vẽ lại bản đồ du lịch Việt Nam sau sáp nhập
Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng: Vẽ lại bản đồ du lịch Việt Nam sau sáp nhập
TPO - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Bộ VHTTDL) tổ chức Hội nghị trực tuyến triển khai nhiệm vụ trọng tâm của ngành Du lịch 6 tháng cuối năm 2025 vào chiều 9/7. Tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho rằng điều ngành du lịch cần làm nhất bây giờ là xây dựng kế hoạch phát triển du lịch sau sáp nhập.
Bình luận

Có thể bạn quan tâm

Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng: Vẽ lại bản đồ du lịch Việt Nam sau sáp nhập

Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng: Vẽ lại bản đồ du lịch Việt Nam sau sáp nhập

TPO - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Bộ VHTTDL) tổ chức Hội nghị trực tuyến triển khai nhiệm vụ trọng tâm của ngành Du lịch 6 tháng cuối năm 2025 vào chiều 9/7. Tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho rằng điều ngành du lịch cần làm nhất bây giờ là xây dựng kế hoạch phát triển du lịch sau sáp nhập.
Hàn Quốc, Việt Nam bắt tay làm nhạc kịch về Chủ tịch Hồ Chí Minh

Hàn Quốc, Việt Nam bắt tay làm nhạc kịch về Chủ tịch Hồ Chí Minh

TPO - Nhà hát Kịch Việt Nam đồng thời khởi công chương trình nghệ thuật “Bác Hồ một tình yêu bao la” và vở nhạc kịch “Cafe bánh mì”, hướng tới kỷ niệm 80 năm Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2/9. Đặc biệt vở nhạc kịch "Cafe bánh mì" đánh dấu sự hợp tác của Nhà hát Kịch Việt Nam và ê-kíp sáng tạo đến từ Hàn Quốc. 
Nhức nhối quảng cáo hàng giả

Nhức nhối quảng cáo hàng giả

TPO - Bà Ninh Thị Thu Hương - Cục trưởng Cục Văn hóa cơ sở, Gia đình và Thư viện (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) - khẳng định ngành quảng cáo cần có những giới hạn nhất định để đảm bảo tính chân thực và phù hợp của các sản phẩm. Thời gian tới, Bộ VHTTDL sẽ triển khai nhiều biện pháp quản lý quảng cáo, bao gồm việc kiểm soát các KOL và KOC. 
Hoa hậu Hà Trúc Linh được trao học bổng toàn phần thạc sĩ, tiến sĩ

Hoa hậu Hà Trúc Linh được trao học bổng toàn phần thạc sĩ, tiến sĩ

TPO - Ban giám hiệu Đại học Tài chính - Marketing đã quyết định dành phần thưởng đặc biệt dành cho hai sinh viên của trường là Hà Trúc Linh (Hoa hậu Việt Nam 2024) và Trần Thị Huyền Cơ (Top 15 Hoa hậu Việt Nam 2024). Trường cũng miễn học phí tất cả học phần còn lại của Hà Trúc Linh, đồng thời tặng học bổng toàn phần đối với chương trình sau đại học cho hai sinh viên này.
NSND Thu Quế đón tin vui

NSND Thu Quế đón tin vui

TPO - Đại tá, NSND Thu Quế nhìn lại hành trình sự nghiệp và khẳng định những thành tích mà chị đạt được không chỉ nhờ yếu tố may mắn.