Từ 'bầy sói' ngầm, đấu tàu sân bay đến chiến tranh không - hải

Từ 'bầy sói' ngầm, đấu tàu sân bay đến chiến tranh không - hải
TPO - Sự phát triển của nghệ thuật quân sự hải quân trong các giai đoạn lịch sử đương đại, ảnh hưởng của vũ khí trang bị đến phương thức tác chiến chiến dịch trên biển.

Từ 'bầy sói' ngầm, đấu tàu sân bay đến chiến tranh không - hải

> Dự báo chiến tranh và xung đột quân sự thế kỷ 21

> Sức mạnh của chúng ta là dám đánh, biết đánh và biết thắng 

TPO - Sự phát triển của nghệ thuật quân sự hải quân trong các giai đoạn lịch sử đương đại, ảnh hưởng của vũ khí trang bị đến phương thức tác chiến chiến dịch trên biển.

Trước thế kỷ 20 các hoạt động trên biển hầu như chỉ là nhưng hoạt động tác chiến cấp chiến thuật, các nước phương Tây, những nước thực dân với đường lối chính trị pháo hạm đã sử dụng những hạm tầu viễn dương đánh chiếm các nước nghèo, lạc hậu của thời phong kiến với mục đích mở rộng thuộc địa, hầu hết các cuộc chiến đấu diễn ra không cân sức và lực lượng hải quân mang tính yểm trợ, vận tải và đổ bộ.

Sơ đồ hải chiến Nga Nhật
Sơ đồ hải chiến Nga - Nhật.
 

Vào những năm 1904 – 1905 trong cuộc chiến tranh Nga - Nhật các trận hải chiến giữa hạm đội Thái Bình Dương và hạm đội hải quân của Nhật đã xuất hiện những yếu tố của hải chiến hiện đại, hải quân Nhật phát triển vượt bậc với các thiết giáp hạm, các tầu tuần dương trọng tải lớn và pháo hạm hiện đại hơn, các khu trục hạm bọc giáp hạng nhẹ với khả năng tấn công nhanh đã làm chủ chiến trường trên mặt biển, các chiến dịch trong chiến tranh Nga - Nhật dù thời gian kéo dài hơn, nhưng vẫn có những nét tương đồng của các trận hải chiến lớn thời kỳ tầu buồm, với sự thất bại của hải quân Nga, do đánh giá sai lầm sức mạnh hỏa lực pháo binh Nhật Bản và khả năng tấn công trực diện với tốc độ cao của các tầu khu trục hạng nhẹ, là bước phát triển cao nhất của các thiết giáp hạm, pháo hạm và các tầu khu trục ham. Lý thuyết hải chiến được xây dựng trên cơ sở: Để tiêu diệt một hạm đội cần có một hạm đội khác mạnh hơn, có nhiều pháo hạng nặng hơn và nhiều tầu thiết giáp tốc độ cao hơn.

Các giai đoạn của cuộc chiến thế giới I cũng cho thấy những thương vong của các thiết giáp hạm bởi các vũ khí năng động và tiết kiệm hơn và cũng là là sự phát triển mạnh mẽ của tầu ngầm. Trong tháng 9/1914, mối đe dọa thực sự từ chiến dịch săn tầu của đội tầu ngầm U-boat Đức đến các tầu chiến chủ lực đã được chứng minh bởi các cuộc tấn công thành công vào các tuần dương hạm của Anh, chiếc tàu ngầm U-9 Đức trong một trận hải chiến đánh chìm ba tuần dương bọc thép cũ của người Anh chỉ trong vòng chưa đầy một giờ. Thủy lôi tiếp tục chứng minh là một mối đe dọa thường trực khi chỉ một tháng sau đó, chiếc siêu thiết giáp hạm lớp Dreadnought Audacious của Anh đã đâm vào một quả thủy lôi và chìm. Đến cuối những năm 1918 - 1920, chiến lược và chiến thuật của Anh ở Biển Bắc phải thay đổi để làm giảm sự khả năng tiêu diệt của tầu U-boat.

Từ 'bầy sói' ngầm, đấu tàu sân bay đến chiến tranh không - hải ảnh 2
 

Tại Jutland là cuộc đụng độ lớn duy nhất của các hạm đội thiết giáp hạm trong lịch sử, kế hoạch của Đức trong trận chiến là dựa vào đội tầu U-boat để tung ra các cuộc tấn công vào hạm đội Anh, và việc hạm đội thiết giáp hạm Đức thoát khỏi hỏa lực mạnh mẽ hơn của tầu Anh là bởi các tàu tuần dương và tàu khu trục của Đức có thể áp sát các thiết giáp hạm của Anh, làm chúng (các thiết giáp hạm của Anh) phải di chuyển để tránh sự đe dọa của các cuộc tấn công bằng ngư lôi. Hơn nữa những thiếu sót để cho các tầu ngầm tấn công các tuần dương hạm làm cho các tầu tuần dương bị thương vong lớn đã dẫn đến những hoang tưởng ngày càng tăng trong Hải quân Hoàng gia Anh về chỗ yếu của thiết giáp hạm.

Trận hải chiến Jutland vào cuối tháng 3/1916 giữa hạm đội của Anh và của Đức đã kết thức tư duy chiến lược trận đánh vĩ đại trên biển. Trong trận hải chiến này, người Anh đã mất 14 tầu với trọng tải là 113570 tấn, 6097 thủy thủ hy sinh, 510 bị thương. Người Đức mất 11 chiến hạm với trọng tải là 60250 tấn, 2551 thủy thủ hy sinh, 507 người bị thương. Nhưng trận chiến lớn nhất này không kết thúc bằng sự hủy diệt của Hải quân Anh, và người Đức cũng không chiếm được vị trí thống trị trên biển. Tư duy nghệ thuật chiến dịch kết thúc bằng một trận hải chiến vĩ đại đã mất hoàn toàn giá trị hiện thực của nó.

Sau đại chiến thế giới lần thứ I, nghệ thuật quân sự phát triển mạnh với sự phát triển của xe tăng, xe thiết giáp, pháo nòng dài, tư duy chiến dịch có chiều sâu vào các chiến dịch mà lực lượng chủ lực giải quyết chiến trường là lực lượng bộ binh, lực lượng hải quân đóng vai trò yểm trợ, các chiến dịch hải chiến chủ yếu có mục đích bảo vệ đường vận tải biển, tấn công tầu ngầm và chống ngầm, đồng thời phát triển mạnh binh chủng không quân hải quân, nghệ thuật chiến dịch tập trung giải quyết các nhiệm vụ chủ yếu, bảo vệ các căn cứ kinh tế, quân sự ven biển, tấn công các tuyến đường vận tải bằng tầu ngầm bảo vệ đường vận tải và chống ngầm, tác chiến không-hải bằng lực lượng không quân và không quân hải quân với sự tham gia của các tầu sân bay.

Khi chiến tranh thế giới thứ 2 nổ ra, trên các vùng nước của các cường quốc tham gia chiến tranh, cuộc chiến đấu diễn ra ác liệt với các chiến dịch săn tìm các đoàn tầu vận tải của đối phương, tấn công bằng tầu ngầm, các hạm đội hải chiến chủ yếu bằng tầu sân bay và không quân hải quân tấn công căn cứ hải quân của đối phương bằng lực lượng đổ bộ hải quân với sự yểm trợ hỏa lực mạnh mẽ của hải quân.

Trận hải chiến mũi Matapan
Trận hải chiến mũi Matapan.
 

Một trong những trận đánh làm thay đổi tư duy chiến dịch của hải chiến, bắt đầu thời kỳ của khoa học công nghệ hiện đại là trận đánh ở mũi Matapan ngày 27 – 29/5/1941 giữa Hải quân Hoàng gia Anh và hải quân Ý, sau một thời gian dài tiến hành chiến dịch săn tìm, cuối cùng hạm đội Anh đã phát hiện một hải đoàn của hải quân Ý với kỳ hạm Vittorio Veneto, 6 tầu thiết giáp hạm hạng nặng, 2 tầu tuần dương hạng nhẹ và 13 tầu khu trục. Không quân hải quân tầu sân bay Formideybl của Anh đã đánh thiệt hại nặng kỳ hạm và thiết giáp hạm của Ý. Cuộc chiến đấu tiếp tục diễn ra vào ban đêm, chiến hạm của Anh sử dụng radar đã nhanh chóng phát hiện ra tầu chiến của Ý và nhấn chìm 3 tầu tuần dương hạng nặng, 2 tầu khu trục. Hải đoàn của người Anh không có tổn thất đáng kể.

Tầu ngầm U-boat Đức
Tầu ngầm U-boat Đức từng là nỗi khiếp đảm tung hoành trên biển.
 

Là nước có nền công nghiệp phát triển mạnh, Đức đã phát triển một tư duy chiến dịch mới, đi kèm với sự phát triển của công nghệ đóng tầu ngầm U-Boat tải trọng 200 tấn, chiến thuật bầy sói, người Đức đã tung hoành trên Đại Tây dương, tấn công các tuyến đường vận tải, các hạm tầu của các nước đồng minh, vũ khí tấn công chủ yếu là ngư lôi, thứ yếu là pháo hạm hạng nhẹ, chiến thuật bầy sói đã gây rất nhiều tổn thất cho các đoàn congvoa quân sự và đoàn tầu thương mại trên biển.

Sự phát triển mạnh mẽ của tầu ngầm, ngư lôi, thủy lôi và máy bay ném bom chìm, phóng ngư lôi đã xuất hiện một thế hệ các tầu chiến mới, thay thế cho các tuần dương hạm hạng nặng và thiết giáp hạm, đó là những tầu yểm trợ và đánh chặn bảo vệ tiền duyên của các đoàn tầu thương mại và vận tải, tầu khu trục phóng lôi và săn ngầm. Hàng trăm chiếc tầu khu trục của Anh, Mỹ với các thiết bị hiện đại được triển khai trên Đại Tây Dương và Địa Trung Hải với mục tiêu săn ngầm, đánh tiêu diệt các tầu ngầm Đức, với chiến dịch truy quét tầu ngầm, tập trung lực lượng từ nhiều hướng bao vây và tiêu diệt, quân đội Đồng Minh đã đánh chìm kỳ hạm Bismarck và bắt đầu sự thảm bại của hải quân Đức.

Hoạt động của các lực lượng Hải quân trên biển Đại Tây dương 1942
Hoạt động của các lực lượng Hải quân trên biển Đại Tây dương 1942.
 

Sự phát triển mạnh mẽ của các thiết bị radar, sonar, ngư lôi và không quân hải quân đã tạo ưu thế trên mặt nước Địa Trung hải, Hải quân Đức đã tổn thất nặng nề trong chiến dịch sử dụng tầu ngầm thống trị mặt biển, người Đức cố gắng kéo lại ưu thế bằng giải pháp thiết kế tầu ngầm mới loại Elektroboat với khả năng lặn lâu hơn, tấn công ngư lôi từ dưới mặt nước, nhưng thời gian không cho phép, khi quân Đồng minh đổ bộ lên Normandy từ 6 đến tháng 8/1944 đó cũng là trận hải chiến cuối cùng của tầu ngầm Đức.

Vị trí của các tầu ngâm U boat bị đánh chìm
Vị trí của các tầu ngâm U boat bị đánh chìm.
 

Nhìn toàn cuộc, 1.155 tàu ngầm Đức được tung vào cuộc chiến, trong đó có 725 chiếc bị đánh chìm. Trong 6 năm, hơn 35.000 thủy thủ Đức lao vào cuộc chiến sống còn trên biển và 28.744 người không bao giờ trở về - tỷ lệ thiệt mạng 82% được xem là cao nhất trong lịch sử chiến tranh hiện đại.

Hoạt động tác chiến của Hải quân Đại Tây dươngcác nước năm 1944 - 1945
Hoạt động tác chiến của Hải quân Đại Tây dươngcác nước năm 1944 - 1945.
 

Đặc điểm của các chiến dịch do các lực lượng hải quân tiến hành được thể hiện rõ nét nhất trên Chiến trường Đông Nam Á, và nổi bật là cuộc chiến tranh trên biển Philippines 1941-1945 giữa lực lượng hải quân Nhật Bản và lực lượng Đồng Minh. Hải quân Nhật dưới quyền chỉ huy của đô đốc hải quân Isoroku Yamamoto đã nhận định, thời kỳ của những chiếc thiết giáp hạm và pháo hạm đã kết thúc, phương án để đánh bại một hạm đội thiết giáp hạm cần một hạm đội thiết giáp hạm lớn hơn, có vỏ thép dầy hơn và pháo nặng hơn đã không còn thực tế nữa. Đô đốc Yamamoto chọn phương án sử dụng máy bay chiến đấu với các loại ngư lôi tấn công dưới ngấn nước, không quân Hải quân và tầu sân bay là lực lượng tác chiến chủ lực của hải quân Nhật Bản, do đó, lực lượng không quân hải quân và tầu sân bay của Nhật được phát triển mạnh mẽ, khả năng hải hành viễn dương rất cao và có khả năng hợp đồng tác chiến quân binh chủng chặt chẽ.

Lực lượng viễn chinh chủ yếu của Nhật dưa trên sức mạnh của những hạm đội trong đó, lực lượng tầu sân bay cảm tử kamikaze đóng vai trò chủ lực, người Nhật luôn đánh giá cao lý luận thống trị trên đại dương bằng một trận hải chiến vĩ đại, tiêu diệt phần lớn lực lượng hải quân đối phương bằng những đòn tấn công liên tiếp, quyết liệt của không quân, sau đó mở rộng không gian tác chiến bằng những đòn đánh của lực lượng thiết giáp hạm, tuần dương hạm và tầu ngầm với vũ khí chủ đạo là ngư lôi – pháo hạm với sự yểm trợ của máy bay ném bom, kết thúc chiến dịch bằng các cuộc đổ bộ từ biển đánh sâu vào đất liền, chiếm đóng và tiêu diệt, để khẳng định cho lý luận quân sự này, Nhật Bản đã đưa lực lượng Hải quân viễn dương hùng mạnh vào đại chiến thế giới lần thứ II. Mở màn bằng trận tấn công Trân Châu Cảng, Hải quân Nhật đã đánh thiệt hại nặng Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ do đô đốc Husband Kimmel, tư lệnh hạm đội (từ tháng 2-1941).

Sau cuộc tấn công Trân Châu Cảng, các chiến dịch hải chiến trong khu vực Đông Nam Á đã mở rộng, Hải quân Nhật bản với biên chế đầy đủ tầu sân bay, thiết giáp hạm, tuần dương ham, các tầu khu trục, tầu ngầm và không quân hải quân đã vượt qua Thái Bình Dương và tiến sâu vào Ấn Độ Dương, tiêu diệt hai hạm tầu mạnh nhất của nước Anh Prince of Wales và Repulse đuổi hạm đội của Hoàng gia Anh tháo lui khỏi biển Ấn Độ. Quân đội Nhật đã đánh chiếm toàn bộ Đông Nam Á.

Cuộc xâm lược của đế quốc Nhật bản
Cuộc xâm lược của đế quốc Nhật Bản trong chiến tranh thế giới thứ hai.
 

Nhưng cũng từ đó, lực lượng hải quân Nhật bản đã bộc lộ những điểm yếu dẫn đến sự thảm bại sau này.

Điểm thứ nhất: Quân đội Nhật đã quá tin tưởng vào sức mạnh hải quân, do đó, sự gắn kết chiến dịch với các lực lượng lục quân Nhật Bản không chặt chẽ.Đặc biệt là với lực lượng lục quân.

Điểm thứ hai. Quân đội Nhật được trang bị vũ khí hiện đại, nhưng hệ thống thông tin trinh sát và quản lý chiến trường rất yếu. Đó là khả năng thông tin liên lạc của các hải đoàn rất kém, người Nhật không được trang bị radar, một thiết bị quân sự hiện đại, song hành cùng với điều đó, nền công nghiệp Nhật Bản, đặc biệt là cụm công nghiệp tầu biển và máy bay chiến đấu, đã không đáp ứng được yêu cầu trên chiến trường.

Những hạn chế trên đã trở thành nguyên nhân chính gây ra thất bại của Hải quân, sau chiến dịch tấn công Midway thất bại, lực lượng Hải quân Nhật đã rơi vào tình thế chiến đấu mà không có sự hộ trợ mạnh mẽ của nền công nghiệp quốc phòng, những tổn thất nặng nề trong chiến tranh đã không được bù đắp, và và loạt chiến dịch liên tiếp trên chiến trường Philippines thất bại, Hải quân Nhật bị tổn thất nặng nề bởi các đòn tấn công của máy bay cường kích, tầu ngầm, trận chiến vịnh Leyte đã chấm dứt mọi hoạt động của hạm đội Nhật Bản với tư cách là lực lượng hải quân hùng mạnh trên biển Thái Bình Dương. Nhật Bản bị đánh tiêu diệt trên mặt trận Mãn Châu, bị hủy diệt bởi 2 quả bom nguyên tử, và chiến dịch Okinawa đã buộc quân đội Nhật phải đầu hàng.

Trận chiến Midway
Trận hải chiến Midway.
 

Sau những thất bại đầu chiến tranh, lực lượng đồng Minh đã học tập kinh nghiệm tác chiến chiến dịch của Nhật với phương pháp sử dụng không quân hải quân và tầu ngầm tác chiến độc lập. Mỹ tập trung phát triển máy bay tác chiến trên tầu sân bay, và Anh tăng cường sức chịu đựng của thiết giáp hạm trước sức tấn công của không quân hải quân, trong các chiến dịch hải chiến, với sức mạnh vượt gấp nhiều lần của nền công nghiệp quốc phòng, với khả năng có thể trang bị cho Hải quân những vũ khí và thiết bị quân sự tối tân nhất, lực lượng Đồng minh đã có ưu thế cả trên không và trên biển. Sự kết hợp chặt chẽ giữa các lực lượng tham gia tác chiến, lấy không quân Hải quân, với các pháo đài bay B-17 làm chủ đạo, các máy bay cường kích mang ngư lôi và bom đã phối hợp chặt chẽ với các lực lượng tầu ngầm, lực lượng bộ binh cơ giới.

Vượt trội hơn Nhật về công nghệ sản xuất máy bay chiến đấu, máy bay trinh sát và hệ thống radar, Mỹ đã tăng cường sức mạnh tối đa của không quân hải quân. Quân đội Đồng minh đã tiến hành các chiến dịch truy quét lực lượng hải quân Nhật Bản, tập trung máy bay tấn công với số lượng lớn nhằm tiêu diệt các tầu sân bay của lực lượng hải quân Nhật Bản, đầu năm 1945, hầu hết các hạm đội của Nhật bản đều nằm sâu dưới đáy biển, đồng thời dùng lực lượng bộ binh, không quân đánh quỵ tiềm năng chiến tranh của Nhật. Từ đó triển khai những chiến dịch tấn công đổ bộ lên đảo Okinawa, Nhật hoàng tuyên bố đầu hàng Đồng minh vô điều kiện.

Trên mặt trận Liên Xô – Đức, các trận hải chiến diễn ra ban đầu với ưu thế là hải quân và không quân Đức với nhiệm vụ tấn công các căn cứ hải quân của Liên bang Xô Viết, lực lượng Hải quân của Liên Xô phối hợp với không quân và lực lượng phòng không, lục quân tiến hành các chiến dịch bảo vệ các căn cứ và yểm trợ bộ binh bằng hỏa lực pháo binh. Sự phát triển mạnh mẽ trên chiến trường của lục quân và không quân đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của hải quân Xô viết, lực lượng hải quân Xô Viết triển khai các chiến dịch đánh tiêu diệt các tuyến đường vận tải của Đức bằng tầu ngầm, các hạm đội tham gia tích cực trong các chiến dịch phòng thủ, phản công và đổ bộ đường biển, lực lượng hải quân 2 bên chiến đấu chủ yếu bằng các hoạt động tác chiến của không quân hải quân, pháo hạm và tầu ngầm với các hoạt động tấn công tầu nổi và săn ngầm.

Trận chiến Midway
Trận chiến vịnh Leyte đánh quỵ tiềm năng cuối cùng của Hải quân Nhật bản.
 

Chiến dịch giải phóng Mãn Châu, đánh tiêu diệt gần 1 triệu quân Quan Đông Nhật Bản là sự phối hợp hoàn hảo giữa lực lượng lục quân, không quân và hải quân, trong đó lực lượng lục quân đóng vai trò quyết định chiến trường, các lực lượng không quân và hạm đội Thái Bình Dương giữ nhiệm vụ yểm trợ hỏa lực từ trên không, trên biển. Trong chiến dịch giải phóng Mãn Châu, với sự tham gia của Hạm đội sông Amur, Hạm đội Thái Bình Dương, đã tiến hành các cuộc đổ bộ bằng lực lượng hải quân đánh bộ, đánh bao vây và tiêu diệt lực lượng phòng thủ bờ biển của đối phương, giải phóng quần đảo Kuril. Trong các chiến dịch có sử dụng hải quân, bao vây tiêu diệt lực lượng đối phương đã trở thành phương thức tác chiến cơ bản của quân đội Xô Viết, đồng thời với sự phát triển mạnh mẽ của các phương án tổ chức lực lượng tác chiến chiều sâu và sức cơ động nhanh, đảm bảo của lực lượng công binh và hậu cần kỹ thuật, ngụy trang đánh lừa định bằng nhiều biện pháp tổng hợp, và hoạt động tác chiến sau lưng địch.

Những phương án tác chiến phối hợp đa chiều, đa dạng đã được tổng hợp thành sức mạnh đột phá ở hướng chính của chiến trường. Các lực lượng tham gia tác chiến, trong đó có lực lượng hải quân đã chủ động tác chiến độc lập, triển khai những chiến dịch lớn với sự tham gia của các đơn vị binh chủng hợp thành như không quân, không quân hải quân, đổ bộ đường không, đổ bộ đường biển, hỏa lực yểm trợ tầm xa và tầm gần của các chiến hạm. Các lực lượng tác chiến đã thực hiện những đòn tấn công bí mật, bất ngờ, liên kết chặt chẽ, lực lượng đột phá được tăng cường đến mức tối đa, các hoạt động tác chiến diễn ra liên tục với tốc độ tấn công rất cao, các thê đội 2 cũng đã triển khai nhanh chóng, hình thành thế bao vây, tiêu diệt, truy quét các lực lượng của đối phương. Trong các trận đánh của lực lượng hải quân, nổi bật lên là khả năng đánh phá các căn cứ quân sự ven biển, đổ bộ đường thủy, tấn công và bảo vệ sườn của chiến trường, tạo sức ép cho lực lượng bộ binh dành chiến thắng ở hướng chính diện. Trong đó, việc sử dụng lực lượng không quân hải quân và đổ bộ đường biển đã chở thành phương thức tác chiến chủ yếu của hải quân trong giai đoạn mới.

Cuộc chiến tranh lớn nhất trong lịch sử loài người kết thúc, đối với lực lượng hải quân, trong một thời gian gian ngắn, đã đặt dấu chấm hết cho thời kỳ vinh quang của thiết giáp hạm và pháo hạm, lực lượng không quân và tầu sân bay đóng vai trò đòn đánh chủ lực trong nhiệm vụ đánh tiêu diệt hạm đội đối phương. Phương thức tác chiến chiến dịch cũng đã thay đổi căn bản, đó là phương thức tác chiến làm chủ không gian (Không – Hải) và đáy hải dương, các chiến dịch tiến công được triển khai liên tiếp, dồn dập. Không gian chiến trường mở rộng đến tận căn cứ của đối phương, các đòn tiến công được sử dụng từ trên không, trên biển và dưới biến. Lực lượng đổ bộ là lực lượng chủ đạo quyết định chiến trường.

Sau đại chiến thế giới lần thứ II, thế giới bước vào sự bất ổn triển miên của cuộc chạy đua vũ trang các cường quốc quân sự, với sự hơn hẳn của nền khoa học công nghệ quốc phòng, nước Mỹ đã dần vươn lên thành cường quốc biển, từ những kinh nghiệm chiến đấu trên biển với quân đội Nhật bản, người Mỹ đã hình thành lý luận thống trị không gian và áp dụng vào thực tiễn tác chiến trên biển với vũ khí trang bị, khoa học công nghệ hiện đại nhất.

Bắt đầu từ những cuộc chay phát triển lực lượng hải quân chiến lược mà vũ khí chủ lực là tầu ngầm nguyên tử mang đầu đạn tên lửa hạt nhân và đầu đạn thường, tầu sân bay và các tầu tuần dương tên lửa, người Mỹ đã tham gia hầu hết tất cả các cuộc chiến tranh, xung đột khu vực trên toàn thế giới với lực lượng hải quân viễn dương của mình, Hải quân đã trở thành lực lượng tác chiến chiến lược của chính sách thống trị đại dương, toàn cầu hóa của Mỹ
Thực hiện các cuộc chiến tranh như Nam, Bắc Triều tiên, chiến tranh Việt Nam và giải quyết hàng loạt các cuộc xung đột khác, Hải quân Mỹ chủ trương xây dựng những hạm đội hùng mạnh, có khả năng tác chiến lâu dài trên biển quốc tế, sức mạnh chiến đấu tấn công hầu hết dựa vào sức mạnh của không quân hải quân trên các tầu sân bay, tầu ngầm nguyên tử và các loại vũ khí ngoài đường chân trời của Mỹ.

Lực lượng tác chiến Hải quân Mỹ trên chiến trường Triều Tiên
Lực lượng tác chiến Hải quân Mỹ trên chiến trường Triều Tiên.
 

Các chiến dịch tác chiến với uy lực vượt trội về không quân Hải quân, người Mỹ đã thành công trong chiến trường Nam Bắc Triều Tiên với phương thức sử dụng tối đa hỏa lực của không quân hải quân và sự tham chiến của lực lượng lính thủy đánh bộ, nguyên tắc tác chiến được đề xuất là Thống trị bầu trời được áp dụng ở cuộc chiến tranh với hỏa lực tầm xa áp đảo đã cho phép các lực lượng quân đội Mỹ dành được thằng lợi trong cuộc chiến đấu. Từ chiến tranh Triều Tiên, người Mỹ bước vào cuộc chiến tranh dài nhất trong lịch sử nước Mỹ, với sự tham gia tích cực của hải quân Mỹ trên chiến trường ở Việt Nam.

Tầu sân bay mỹ trong chiến dịch phong tỏa Vịnh Bắc bộ
Tầu sân bay mỹ trong chiến dịch phong tỏa Vịnh Bắc bộ.
 

Áp dụng những kinh nghiệm sử dụng hải quân trong đại chiến thế giới lần thứ II, lực lượng Hải quân Mỹ với ưu thế tuyệt đối trên không và trên biển, đã tiến hành hàng loạt những chiến dịch bao vây phong tỏa biển Đông, sử dụng hỏa lực pháo hạm khống chế bờ biển, tấn công các mục tiêu theo yêu cầu của các lực lượng tác chiến trên bộ, máy bay chiến đấu quản lý bầu trời miền Nam Việt nam, tham gia các cuộc tấn công đánh phá Miền Bắc Việt Nam, sử dụng các lực lượng đổ bộ tham chiến cùng với quân đội chính thể Sài Gòn.

Nhưng dù sức mạnh quân sự chênh lệch rất lớn, quân đội Mỹ vẫn không làm chủ được chiến trường miền Nam, Hạm đội của Mỹ từ vai trò tác chiến tiến công đến vai trò yểm trợ hỏa lực, và kết thúc bằng nhiệm vụ cứu hộ cho các lực lượng quân sự Mỹ rút khỏi Việt nam.

Thất bại trong chiến tranh Việt Nam, hải quân Mỹ đã rút ra những kinh nghiệm sâu sắc trong tiến trình can thiệp vũ trang và chiến dịch quân sự trong chiến tranh cục bộ. Lực lượng Hải quân đã thay đổi phương thức tiến hành các chiến dịch tác chiến Hải – Không – Bộ, bằng phương thức tiến hành các chiến dịch Không - Hải, có sự tham gia triệt để của hệ thống truyền thông, trinh sát, thông tin liên lạc và quản lý chiến trường, trong đó lấy hỏa lực của tên lửa hành trình phóng từ tầu nổi hoặc tầu ngầm, pháo hạm có sử dụng các đầu đạn tự dẫn chủ động và bán chủ động, không quân hải quân với phương thức sử dụng vũ khí chính xác là vũ khí chủ lực nhằm tiêu diệt các mục tiêu quan trọng của chiến dịch, sử dụng lực lượng lính thủy đánh bộ để giải quyết chiến trường.

Sơ đồ tác chiến của Mỹ trong chiến dịch Tự do cho Iraq
Sơ đồ tác chiến của Mỹ trong chiến dịch Tự do cho Iraq.
 

Các chiến dịch do lực lượng hải quân Mỹ tiến hành như chiến dịch Bão táp sa mạc, Chiến dịch không kích Kosovo, chiến dịch tiến công Iraq (Operation Iraqi Freedom), và chiến dịch gần đây nhất Lybia, đều theo một kịch bản tương đối giống nhau, người Mỹ đã tập trung một số lượng lớn các tầu sân bay, các chiến hạm được trang bị tên lửa hành trình, không quân Hải quân, phối hợp với lực lượng Không quân làm đòn tiến công quyết định tiêu diệt lực lượng phòng thủ của đối phương, đánh quỵ tiềm năng quân sự của đối phương, các lực lượng lính thủy đánh bộ đổ bộ chiếm các mục tiêu quan trọng như các giếng dầu, các nhà máy, cơ sở kinh tế quan trọng, căn cứ đầu cầu làm bàn đạp cho lực lượng lục quân giải quyết chiến trường.

Trận hải chiến cuối cùng đánh dấu sự kết thúc của kịch bản chiến dịch những trận hải chiến của tầu nổi tác chiến đối đầu trên mặt biển, sử dụng các phương tiện, vũ khí tranh bị như máy bay trên boong tầu, pháo hạm và ngư lôi tấn công tiêu diệt các hạm đội đối phương và đánh dấu sự phát triển của Không quân Hải quân là chiến dịch đánh chiếm lại South Georga và Quần đảo Falkland của lực lượng Hải quân Anh.

Hoạt động hạm đội Hoàng gia Anh trên biển Argentina
Hoạt động hạm đội Hoàng gia Anh trên biển Argentina.
 

Trong chiến dịch đánh chiếm lại quần đảo Falkland nước Anh đã cử một hạm đội chiến hạm hiện đại, có sự yểm trợ của tầu sân bay, tầu ngầm nguyên tủ và lực lượng hải quân đánh bộ hùng mạnh, với vũ khí trang bị hiện đại để tấn công chiếm lại quần đảo. Lực lượng đối kháng Argentina với những tầu chiến cũ, lực lượng không quân rất yếu và sở hữu những máy bay thế hệ cũ như McDonnell Douglas A-4 Skyhawks, Israel Aircraft Industries Daggers, English Electric B Mk 62 Canberras và Dassault Mirage III, trong đó, chỉ có Mirage III được trang bị tên lửa không đối không. Lực lượng hải quân của Anh với tầu sân bay, máy bay chiến đấu hải quân Sea Harrier.

Sau khi lực lượng Hải quân Anh đánh chìm một tầu chiến và đánh thiệt hại nặng một tầu ngầm của Argentina, không quân và không quân Hải quân của Argentina mở những cuộc tấn công liên tiếp vào hạm đội Anh, để tránh máy bay và hệ thống phòng không trên tầu, các máy bay mang bom chìm và tên lửa Exocet đã thoát khỏi lưới lửa phòng không của Hải quân Anh và đánh thiệt hại nặng nề hạm đội của Anh, phối hợp với lực lượng phòng thủ bờ biển, người Argentina đã đánh chìm 6 chiến hạm loại khu trục và tuần biển, tầu hỗ trợ và tầu hàng, đánh tổn thất nặng nề 12 tầu khác. Cho dù mục tiêu chiến lược không đạt được, nhưng thông qua kinh nghiệm cuộc chiến đấu này, rõ ràng, chiến thuật bay thấp, phóng tên lửa hoặc phóng bom đã gần như vô hiệu hóa lực lượng của tầu chiến, đồng thời đây cũng là điểm yếu của hải quân Anh.

Sơ đồ đổ bộ của lực lượng SAS hải quân
Sơ đồ đổ bộ của lực lượng SAS hải quân .
 

Kinh nghiệm triển khai chiến dịch chống tầu của Argentina cho thấy: Mặc dù lực lượng hải quân của Argentina rất yếu, lực lượng không quân và không quân Hải quân của Argentina cũng sử dụng các loại phương tiện chiến đấu cũ và kém hiệu quả, nhưng với phương thức tác chiến hiệu quả. Bay nghi binh thu hút lực lượng phòng không, các máy bay mang tên lửa và mang bom chống tầu, bay với trần bay rất thấp đã thoát khỏi hệ thống trinh sát-phòng không trên tầu đối phương. Và các đòn đánh của không quân Hải quân đã thành công trong việc đánh chìm một số lượng lớn tầu chiến đấu của Anh.

Máy bay A-4 Skyhawk tấn công tầu chiến của Anh
Máy bay A-4 Skyhawk tấn công tầu chiến của Anh .
 

Từ phía người Anh, rõ ràng sự thiếu vắng của hệ thống chỉ huy, cảnh báo sớm đã đặt Hải quân Anh vào trong trạng thái phải chiến đấu với một cuộc chiến tranh du kích trên biển, tầm hoạt động quá xa khiến người Anh không thể duy trì một thế trận thống trị, quản lý bầu trời và tấn công sân bay của Argentina, mặc dù chiến trường đã được giải quyết bằng lực lượng Đắc nhiệm và lính thủy đánh bộ. Nhưng rõ ràng, trước những chiến dịch tấn công của không quân Hải quân trong phương thức tác chiến (Mạng tầu) Lực lượng hải quân Anh đã chịu đựng những tổn thất nặng nề.

Giai đoạn Chiến tranh lạnh kết thúc, Nhiệm vụ phát triển Hải quân viễn dương trở thành mục tiêu mang tính chiến lược của các quốc gia biển, sự phát triển hải quân dựa hoàn toàn vào tiêu chí phát triển các loại tầu ngầm diezen có khả năng bơi dài ngày dưới biển, được tranh bị tên lửa hành trình và ngư lội chống hạm, đổng thời các tầu chiến hạm cũng phát triển theo hướng tàng hình hóa, tốc độ cao, mang theo các loại vũ khí hiện đại như tên lửa phòng không tầm gần, tầm xa, tên lửa hành trình hải đối đất và tên lửa hành trình chống hạm, máy bay hải quân được trang bị các loại vũ khí chống tầu ngầm và tầu nổi. Từ sự phát triển vũ khí trang bị, các cường quốc biển phát triển nghệ thuật tác chiến không gian đa chiều, trọng tâm chú ý vào khả năng chiếm quyền chủ động trên không và dưới đáy đại dương bằng năng lực phòng không tầm xa (trên 180 km với tên lửa mấu S-300) và các lực lượng săn ngầm và chống ngầm, đồng thời phát triển xu hương quản lý không gian, cảnh báo sớm và tác chiến điện tử. Các xu hướng phòng thủ bờ biển tập trung vào tuyến phòng thủ đa tầng, đa lớp, phòng thủ bờ biển tầm xa bằng tên lửa chống tầu tấn công từ trên không, trên biển và tuyến phòng thủ bờ biển, đồng thời cũng phát triển nghệ thuật chiến đấu cấp chiến dịch của lực lượng tầu ngầm, do đó, hình thành nghê thuật tác chiến cấp chiến dịch về tấn công bằng tầu ngầm (bao gồm cả tầu ngầm nguyên tử, tầu ngầm diezen triệt tiêu tiếng ồn) săn lùng tầu ngầm đối phương trong tác chiến săn ngầm dưới đáy biển - đại dương.

Từ kinh nghiệm lịch sử, có thể nhận thấy, các lực lượng hải quân khi triển khai các chiến dịch chiến đấu tiến công hải dương, mô hình tác chiến sẽ có những mục tiêu cụ thể:

- Khống chế và làm chủ không gian Không – Hải bằng những đòn tiến công tiêu diệt các lực lượng tác chiến trên không và trên biển của đối phương, phong tỏa bờ biển và tiêu diệt lực lượng phòng thủ bở biển và vùng nước nông.

- Triển khai các lực lượng chống ngầm, đánh tiêu diệt tầu ngầm đối phương.

- Đổ bộ đường biển.
Khi triển khai các chiến dịch phòng thủ bờ biển, thông thường đối với lực lượng hải quân đối phương có tiềm lực quân sự mạnh hơn:

- Mở rộng không gian chiến trường, phá thể làm chủ không gian Không Hải bằng những đòn tấn công vào căn cứ hậu cần kỹ thuật của địch, các tuyến vận tải hàng hải và bao vây cô lập tầm xa.

- Sử dụng lực lượng không quân Hải quân, và hải quân triển khai các chiến dịch tấn công có tốc độ tác chiến rất cao, tiêu diệt các tầu chiến của đối phương trong những chiến dịch nhanh, liên tiếp, từ nhiều hướng khác nhau.

- Thực hiện các chiến dịch bí mật, bất ngờ độc lập tác chiến của lực lượng tầu ngầm, tiến hành các cuộc đấu tranh dưới đáy biển, đại dương.

Trịnh Thái Bằng

Theo Dịch
MỚI - NÓNG