Tường tận 'bộ chỉ huy bay' của Hải quân Nga

Hải quân Nga sẽ sớm sở hữu trung tâm chỉ huy và kiểm soát trên không mới được phát triển dựa trên khung gầm máy bay trinh sát - chống ngầm tầm xa Tu-142MR.
Tường tận 'bộ chỉ huy bay' của Hải quân Nga ảnh 1

Tờ Izvestia đưa tin cho hay, các máy bay liên lạc - trinh sát biển Tu-142MR của Hải quân Nga trong thời gian sắp tới sẽ phải trải qua quá trính nâng cấp lớn nhất từ trước tới nay. Gói nâng cấp này được thực hiện bởi một phần hệ thống thông tin liên lạc giữa các biên đội tàu ngầm hạt nhân chiến lược của Nga mới được nâng cấp.

Tường tận 'bộ chỉ huy bay' của Hải quân Nga ảnh 2

Tu-142MR đóng vai trò như các trạm chuyển tiếp thông tin vô tuyến của Hải quân Nga. Nó được thiết kế để tạo lập hệ thống liên kết thông tin giữa máy bay với các tàu ngầm hạt nhân chiến lược nằm cách hàng trăm mét dưới mặt nước. Việc bảo vệ an toàn hệ thống liên lạc này giúp các tàu ngầm Nga có thể hoàn thành nhiệm vụ triển khai các loại tên lửa đạn đạo liên lục địa hay tên lửa hành trình khi chiến tranh nổ ra.

Tường tận 'bộ chỉ huy bay' của Hải quân Nga ảnh 3

Các phương án nâng cấp Tu-142MR đã được Bộ Quốc phòng Nga thông qua, quá trình này sẽ sớm được bắt đầu tại nhà máy sửa chữa máy bay của Beriev tại thành phố Taganrog. Tên mã mới dành cho Tu-142MR sẽ là Tu-142MRM. Ngoài việc được trang bị lại hệ thống trang thiết bị điện tử mới Tu-142MRM còn được tích hợp thêm hệ thống ăng-ten mở rộng được bố trí dọc thân máy bay giúp tăng khả năng liên lạc với các tàu ngầm dưới đáy biển.

Tường tận 'bộ chỉ huy bay' của Hải quân Nga ảnh 4

Tu-142MR được phát triển dựa trên máy bay chống ngầm và trinh sát biển tầm xa Tu-142M. Nó được đưa vào trang bị từ giữa những năm 1980 và hoạt động như một trạm chuyển tiếp vô tuyến trên không dành cho các trung tâm chỉ huy và kiểm soát lực lượng hạt nhân chiến lược của Hải quân Liên Xô trước đây và Nga sau này. Trong trường hợp xảy ra chiến tranh, Tu-142MR sẽ đóng vai trò truyền tải số liệu về các tên lửa đạn đạo được phóng đi từ tàu ngầm hạt nhân chiến lược.

Tường tận 'bộ chỉ huy bay' của Hải quân Nga ảnh 5

Hệ thống ăng-ten mới sẽ được lắp đặt bên trong phần thân của Tu-142MRM. Nó có chiều dài lên tới gần 9km chạy dọc bên trong phần thân còn trống của máy bay. Hệ thống ăng-ten này cho phép Tu-142MRM và các tàu ngầm giao tiếp với nhau dễ dàng hơn ở mọi độ sâu.

Tường tận 'bộ chỉ huy bay' của Hải quân Nga ảnh 6

Các thiết bị thông tin liên lạc vô tuyến của Tu-142MR hiện tại đều được sản xuất từ những năm 1980 nên rất lạc hậu. Bên cạnh đó còn không tương thích với các tàu ngầm hạt nhân chiến lược thế hệ mới của Nga như Project 885 Yasen (Severodvinsk-class), Project 885M Yasen-M, Project 995 Borei (Dolgorukiy-class) và Project 955A Borei-A.

Tường tận 'bộ chỉ huy bay' của Hải quân Nga ảnh 7

Kế hoạch nâng cấp Tu-142MR được Bộ Quốc phòng Nga soạn thảo từ năm 2014. Quá trình thử nghiệm gói nâng cấp này được thực hiện tại Trung tâm thử nghiệm hàng không của Nga tại Akhtubinsk từ năm 2014 cho tới nay. Hiện tại Nga cũng đang phát triển một hệ thống giám sát tự động dành cho các trung tâm chỉ huy chiến lược cho phép kiểm soát tối đa các tên lửa đạn đạo sau khi phóng từ hành trình bay cho tới thiết lập mục tiêu.

Tường tận 'bộ chỉ huy bay' của Hải quân Nga ảnh 8

Với xu hướng này thì nhiều khả năng Tu-142MRM sẽ trở thành một trong những thành phần quan trọng trong hệ thống chỉ huy và kiểm soát các lực lượng vũ khí chiến lược của Nga. Bên cạnh đó Tu-142MRM cũng có thể được điều động cho các nhiệm vụ thông thường như kiểm soát các tên lửa hành trình Kalibr được phóng đi từ các tàu ngầm tấn công.

Tường tận 'bộ chỉ huy bay' của Hải quân Nga ảnh 9

Hiện tại lực lượng Không quân Hải quân Nga có trong biên chế biên đội gồm 10 chiếc Tu-142MR đóng tại căn cứ không Mongokhto thuộc Hạm đội Thái Bình Dương và căn cứ không quân Kipelovo thuộc Hạm đội Biển Bắc.

Tường tận 'bộ chỉ huy bay' của Hải quân Nga ảnh 10

Các máy bay chống ngầm và trinh sát biển tầm xa Tu-142 trên thực tế được phát triển từ máy bay ném chiến lược tầm xa Tu-95, Tu-142 thực hiện chuyến bay đầu tiên của mình vào năm 1968 và được sản xuất đến tận năm 1994. Nó được trang bị hai khoang vũ khí và có thể mang theo 11 tấn vũ khí các loại đa phần là phao thủy âm, thủy lôi APR-2, APR-3 và UMGT-1.

Theo Theo Kiến thức
MỚI - NÓNG