Uy lực tên lửa diệt hạm shaddock Việt Nam

Uy lực tên lửa diệt hạm shaddock Việt Nam
TPO - Tổ hợp tên lửa chiến dịch-chiến thuật chống tàu bờ biển thế hệ thứ hai "Redut" với uy lực lượng nổ lớn hoặc sử dụng đầu đạn hạt nhân, một tên lửa có thể diệt gọn một tàu chiến thuộc bất cứ lớp tàu nào.

Uy lực tên lửa diệt hạm shaddock Việt Nam

> Kinh nghiệm chống tàu nước ngoài xâm nhập lãnh hải

> Tìm hiểu tên lửa DF-15 của Trung Quốc 

TPO - Tổ hợp tên lửa chiến dịch-chiến thuật chống tàu bờ biển thế hệ thứ hai "Redut" với uy lực lượng nổ lớn hoặc sử dụng đầu đạn hạt nhân, một tên lửa có thể diệt gọn một tàu chiến thuộc bất cứ lớp tàu nào.

Tên lửa Shaddock được phát triển dưới sự chỉ đạo của Trung tướng V.M. Chelomeya tại Trung tâm thiết kế và thử nghiệm OKB-52 theo Nghị định của Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô № 903-378 ngày 16 tháng 8 năm 1960 trên cơ sở của tên lửa chống hạm cấp chiến dịch – chiến thuật R-35.

Tổ hợp được thiết kế nhằm tiêu diệt tất cả các loại chiến hạm nổi. Tổ hợp tên lửa bờ biển nhận được mã hiệu P-35B. Khối quân sự NATO đặt mã hiệu là SS-N-3 "Shaddock".

Tổ hợp tên lửa Shaddock từ lâu đã nằm trong trang bị của quân chủng hải quân Việt Nam. Đã có thông tin về việc Việt Nam tiến hành cải tiến, nâng tầm bắn tên lửa Shaddock lên tới 900 km, tầm tiến công có thể bao phủ hầu hết diện tích Biển Đông.

Uy lực tên lửa diệt hạm shaddock Việt Nam ảnh 1
 

Tổ hợp tên lửa được lắp đặt ra trên khung gầm thân xe cơ bản bốn cầu ZIL-135K (sau khi chuyển giao sản xuất hàng loạt thân xe cho nhà máy Bryansk – được mang mã hiệu là: BAZ-135MB). Nhà phát triển chính của hệ thống điều khiển tổ hợp "Redut" là trung tâm nghiên cứu và thử nghiệm NII-10 (Viện Nghiên cứu "Altair"). Động cơ phản lực của tên lửa được phát triển bởi Trung tâm thiết kế và thử nghiệm OKB-300.

Tên lửa chống tầu Redut
Tên lửa chống tầu Redut.
 

Các thử nghiệm tổ hợp tên lửa F-35B được tiến hành vào mùa thu năm 1963. Theo Nghị quyết của Hội đồng Bộ trưởng Liên bang Xô viết № 631-202 vào ngày 11/8/1966. Tổ hợp tên lửa "Redut" được biên chế vào lực lượng vũ trang Liên xô. Trung đoàn tên lửa phòng thủ độc lập số 10 thuộc lực lượng hải quân vùng Baltic được tiếp nhận các tổ hợp tên lửa "Redut" vào năm 1972. Trung đoàn được biên chế lại và hình thành tiểu đoàn tên lửa phòng thủ bờ biển độc lập tăng cường số 1216 (OBRD). Ngày 01/11/1974 Tiểu đoàn tên lửa phòng thủ bờ biển số 1216 đã được tăng cường biên chế thành trung đoàn tên lửa phòng thủ bờ biển (OBRP) số 844. Trong Hạm đội Biển Bắc, trung đoàn tên lửa bờ biển độc lập số 501, đóng quân trên bán đảo Rybachiy đã được biên chế chuyển loại tên lửa "Redut" trong 1971-1974.

Ngày 16/7/1961 Hội đồng Bộ trưởng Liên bang Xô Viết đã ban hành nghị định để tái cơ cấu lực lượng phòng thủ bờ biển các tổ hợp tên lửa cố định “Utes” sử dụng tên lửa “Sopka” được thay thế hoàn toàn bằng các tổ hợp tên lửa P-35B. Lần phóng tên lửa P-35B đầu tiên của trung đoàn tên lửa phòng thủ bờ biển số 362 (OBRP) được thực hiện vào ngày 30/5/1971. Chính thức, hai tiểu đoàn tên lửa phòng thủ bờ biển tại Balaklava được trang bị tên lửa P-35B, theo Nghị quyết của hội đồng bộ trưởng Liên bang ngày 28/4/1973. Hiện nay hai tiểu đoàn tên lửa phòng thủ bờ biển này tại Balaklava được chuyển cho Ukraine, có thông tin cho rằng, để đáp ứng yêu cầu của Mỹ, các tên lửa Redut đã bị phá hủy. Trung đoàn tên lửa phòng thủ bờ biển trên đảo Kil'din được nhận tên lửa Redut thành hai giai đoạn: giai đoạn đầu tiên chuyển loại tên lửa P-35B vào năm 1976, và giai đoạn thứ hai - năm 1983.

Trung đoàn tên lửa phòng thủ bờ biển, được trang bị tên lửa Redut thuộc Hạm đội Biển Đen đã nhiều lần cơ động di chuyển từ Crimea đến Bulgaria bằng chính các phương tiện được biên chế. Ở Bulgaria, trung đoàn chiếm lĩnh vị trí mà từ đó có thể quản lý toàn bộ vùng Dardanelles và biển Aegean.
Năm 1974, trên cơ sở của tổ hợp P-35 các viện nghiên cứu và trung tâm thiết kế thử nghiệm đã phát triển tổ hợp 3M44 "Progress". Sự thay đổi chính trong tên lửa là hệ thống dẫn đường và chỉ thị mục tiêu trên tên lửa được nâng cấp và tăng cường khả năng chống nhiễu cũng như chọn lọc hình ảnh. Các nhà sản xuất đã phát triển hệ thống mạng điện tử trên tên lửa hoàn toàn mới và động cơ phóng tên lửa mới, nâng cao hiệu suất phóng đạn. Tăng cường khả năng tấn công bí mật bất ngờ và khó bị bắn hạ bằng lực lượng phòng không đối phương được thực hiện bằng giải pháp kéo dài đường bay giai đoạn cuối của tên lửa ở độ cao thấp so với mặt nước biển.

Tổ hợp "Progress", so với P-35, đã áp dụng các giải pháp kỹ thuật mới như sau:
Lắp đặt đài radar tự tìm mục tiêu trên tên lửa có khả năng chống nhiễu cao;
Lắp đặt hệ thống tự động chuyển chế độ tự tìm kiếm mục tiêu và lựa chọn mục tiêu trong trường hợp mất thông tin liên lạc từ đài chỉ huy phóng tên lửa;
Giảm độ cao quỹ đạo bay của tên lửa ở giai đoạn cuối từ 100-120 m xuống đến 20-40 m;
Tăng chiều dài của giai đoạn cuối cùng từ 20 km đến 50 km;
Đưa vào đầu đạn tên lửa bộ phận logic tự lựa chọn mục tiêu;
Tăng cường số lượng tên lửa trong một loạt phóng đạn đến 16 tên lửa khi bắn với nhiều phương tiện mang (xe phóng tên lửa, tầu phóng tên lửa).

Sau những thử nghiệm cấp nhà nước trong năm 1976-1977 Tổ hợp "Progress" đã được đề xuất lắp đặt trên các tàu thuộc dự án 58 và 1134, cũng như các hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển "Redut" và "Utes". Chính thức, tên lửa "progress" đã được đưa vào biên chế từ năm 1982. Sản xuất tên lửa cho các tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ biển được tiến hành trong những năm từ 1982-1987.
Trên các phiên bản Redut xuất khẩu ra nước ngoài hoặc được cấp giấy phép sản xuất chưa được biết có được xuất khẩu hoặc cung cấp giấy phép sản xuất hay không?. Khả năng xuất khẩu tên lửa Progress có lẽ rất hạn chế, và giấy phép sản xuất nó không thể được chuyển giao cho bất cứ nước nào.
Bộ Quốc phòng Mỹ đặt mã hiệu cho tên lửa này là - SSC-1B (Surface-to-Surface Cruise Type 1 Lớp thứ hai), mã hiệu của NATO - Sepal.

Toàn bộ tổ hợp tác chiến bao gồm:
Xe phóng tên lửa tự hành SPU-35B (STC-35B)
Tên lửa chống tầu P-35B (3M44)
Xe chỉ huy lắp hệ thống điều khiển bắn "Skala" (4R45) và radar.
Tên lửa P- 35 có thể thu nhận thông tin chỉ thị mục tiêu từ các máy bay tác chiến trên biển như TU-95D, TU-16D, trực thăng Ka-25C (radar "Uspeh")
Biên chế tổ chức phóng trong một khẩu đội tên lửa có ba xe tự hành phóng tên lửa, 5-6 khẩu đội (15-18 xe tự hành phóng tên lửa) hình thành tiểu đoàn tên lửa phòng thủ bờ biển, 3 tiểu đoàn cùng với các lực lượng và phương tiện đảm bảo công tác tham mưu, kỹ thuật, hậu cần được biên chế thành lữ đoàn tên lửa phòng thủ bờ biển (45 - 54 xe phóng tên lửa tự hành).

Uy lực tên lửa diệt hạm shaddock Việt Nam ảnh 3
 

Theo các thông số tên lửa biên chế cho các hạm đội năm 1988 :
Hạm đội Baltic - 6 tiểu đoàn
Hạm đội Biển Đen - 5 tiểu đoàn
Hạm đội Biển Bắc - Tiểu đoàn 3
Hạm đội Thái Bình Dương - 5 tiểu đoàn

Triển khai sẵn sàng chiến đấu của tổ hợp tên lửa P-35 Redut

Hoạt động của tổ hợp tên lửa Redut P-35
Hoạt động của tổ hợp tên lửa Redut P-35.
 

Tên lửa được đưa vào ống phóng dạng container trên xe phóng đạn tự hành đồng thời các công tác chuẩn bị khí tài tác chiến được thực hiện tại khu kỹ thuật. Thời gian chuyển trạng thái từ hành quân cơ động sang trạng thái sẵn sàng chiến đấu khoảng 1,5 giờ. Các xe phóng tên lửa tự hành và các xe chỉ huy, tham mưu điều hành tác chiến, trinh sát mục tiêu đồng thời tiến vào chiếm lĩnh tuyến bắn trong trận địa phòng thủ bờ biển. Xe phóng tên lửa khi đã chiếm lĩnh trận địa nâng ống phóng đạn (container) vào góc phóng – 20o.

Đài radar trinh sát lữ đoàn rà quét phát hiện mục tiêu, xác định tọa độ mục tiêu và truyền thông số tọa độ mục tiêu xuống xe chỉ huy tiểu đoàn, trạm radar chỉ huy cấp tiểu đoàn theo dõi và bám mục tiêu, xác định mục tiêu ( địch – ta) bằng thiết bị nhận biết địch – ta. Khi đã xác định mục tiêu địch cần tiêu diệt. Hệ thống điều hành tác chiến lựa chọn xe phóng đạn và phóng tên lửa.

Phóng tên lửa
Phóng tên lửa.
 

Khi phóng tên lửa P-35, động cơ turbin phản lực hành trình được khởi động, tên lửa được phóng ra khỏi ống phóng nhờ lực đẩy của động cơ tăng tốc phản lực sử dụng nhiên liệu rắn. Sau khi được phóng ra khỏi ống phóng (container), tên lửa mở cánh ổn định. Nhờ lực đẩy của động cơ phản lực tăng tốc, tên lửa P-35 lấy độ cao và tốc độ hành trình. Sau khi động cơ tên lửa đốt cháy hết nhiên liệu, tên lửa sẽ cắt các động cơ tăng tốc đồng thời sử dụng chủ yếu là động cơ turbin phản lực. Tên lửa hạ độ cao xuống độ cao hành trình. Hệ thống đạo hàng quán tính sẽ điều khiển tên lửa giữ tốc độ, độ cao và hướng bay tên lửa.

Khi tên lửa bay đến khu vực mục tiêu, đầu dẫn tên lửa bật radar quang ảnh chủ động, phát hiện mục tiêu, tên lửa chụp ảnh mục tiêu và gửi ảnh mục tiêu lên màn hình của trắc thủ tên lửa. Trắc thủ xác định mục tiêu cần tiêu diệt, đầu dẫn tự động của tên lửa khóa mục tiêu và dẫn đường tên lửa tấn công tiêu diệt. Đầu đạn tên lửa P-35 được lắp đặt khối thuốc nổ phá lớn, bộ phận gây nổ kích nổ khối thuốc nổ mạnh phá hủy mục tiêu khi tên lửa lao vào và va chạm vào mục tiêu.

Uy lực tên lửa diệt hạm shaddock Việt Nam ảnh 6
 

Điểm mạnh của tên lửa P-35 Redut

Tên lửa chống tầu Redut có đầu đạn mang khối thuốc nổ ủy lực rất lớn, tên lửa cơ động với tốc độ rất cao (tốc độ siêu âm), điều đó làm tăng khả năng đột phá tuyến phòng không của đối phương, tăng xác suất tiêu diệt mục tiêu , bằng một đạn hoặc bằng nhiều đạn cùng phóng từ nhiều bệ phóng (trường hợp tầu đối phương có hỏa lực phòng không rất mạnh).

Dù được chế tạo đã lâu và đã ngừng sản xuất, nhưng các tổ hợp tên lửa nâng cấp 3M44 “Progress” với các tính năng kỹ chiến thuật mạnh mẽ vẫn được sử dụng trong lực lượng hải quân Liên bang Nga. Nhờ có tầm tác chiến rất xa nên một khẩu đội tên lửa Redut dưới sự hỗ trợ thông tin mục tiêu từ các cấp có khả năng phòng thủ hàng trăm km bờ biển. Uy lực lượng nổ lớn hoặc sử dụng đầu đạn hạt nhân, một tên lửa có thể tiêu diệt một tầu chiến thuộc bất cứ lớp tầu nào.

Sức công phá dữ dội của tên lửa P-35 Redut trên mạn tầu mục tiêu
Sức công phá dữ dội của tên lửa P-35 Redut trên mạn tầu mục tiêu.
 

Nhược điểm:

Tên lửa đã quá thời hạn sử dụng lâu, có khối lượng và kích thước quá lớn, chính vì vậy nên các xe phóng tên lửa chỉ mang được một đạn. Xe phóng tên lửa hoàn toàn thụ động, do đó không có khả năng tự phát hiện mục tiêu và tiêu diệt mục tiêu. Thời gian triển khai sẵn sàng chiến đấu quá lớn. Tầm bay xa của tên lửa cũng gây những khó khăn nhất định trong chỉ thị mục tiêu.

Tính năng kỹ chiến thuật tổ hợp tên lửa.

Tên lửa

Tầm bắn, km

25 - 270 - 460

Tầm bay hành trình của tên lửa, m

400 / 4000 / 7000

Trần bay tên lửa giai đoạn cuối, m

100

Tốc độ bay hành trình của tên lửa, chỉ số М

1,5

Góc tìm kiếm xác định mục tiêu, độ

80

Thời gian triển khai chiến đấu khi hành tiến, phút.

trên 30 phút.

Kích thước tên lửa, m:

- chiều dài

9,45 (9,75; 9,88; 10)

- sải cánh

2,6

- chiều rộng tên lửa khi gập cánh

1,544

- đường kính tên lửa max

1,0

- chiều cao tên lửa

1,5

Khối lượng tên lửa rỗng, kg

2330

Khối lượng cất cánh , kg.

4 500

Đầu đạn

Nổ phá hoặc hạt nhân

Khối lượng thuốc nổ, kg

~ 1000

Đương lượng nổ hạt nhân, kТ

350

Phương pháp phóng

Phóng góc nghiêng, góc phóng 20o

Các bộ phận điều khiển bay

Cánh cản khí động học

Hệ thống dẫn đường bay tên lửa

Đạo hàng quán tính + radar quang học chủ động.

Đông cơ hành trình

Тurbin phản lực

Nhiên liệu

Dầu hỏa

Động cơ phóng phản lực

Hai động cơ tên lửa phản lực nhiên liệu rắn

Lực đẩy, kgf

2 х 30 000

Thời gian động cơ phóng phản lực, s

2

Xe phóng tên lửa tự hành

Loại

Tự hành bánh hơi

Khung gầm cầu xe

8 х 8

Chủng loại xe

ZIL-135K (BAZ-135MB)

Trọng lượng xe phóng tên lửa, kg

21 000 (không có tên lửa. 18 000)

Kích thước toàn xe khi hành quân, m:

- chiều dài

13,5 (11,5)

- chiều rộng

2,86 (2,8)

- chiều cao

3,53 (3,0)

Tốc độ hành trình trên đường, km/h

40

Dự trữ hành trình, km

500

Kíp trắc thủ, người.

5

Thiết kế của Redut (4K44) cho thấy, tên lửa mặc dù có những khiếm khuyết nhất định, nhưng khả năng nâng cấp, cải tiến rất lớn. Các hướng nâng cấp, tăng cường khả năng tác chiến của tên lửa Redut là:

- Là tên lửa hành trình có tầm bắn xa, có thể nâng cấp trang bị hệ thống điểu khiển bay, dẫn đường và chỉ thị mục tiêu của tên lửa theo hướng tự động hóa, đồng bộ hóa đồng thời lập trình hóa nhiều tên lửa tấn công cho một mục tiêu. Hoặc một tên lửa có thể tự động lựa chọn tấn công mục tiêu khi mất liên lạc với đài chỉ huy theo nhiệm vụ được giao

- Tác chiến liên kết phối hợp giữa các loại tên lửa khác nhau trên các phương tiện mang khác nhau dựa trên cơ sở đồng bộ điều hành tác chiến C4IRS.

- Tăng khả năng cơ động của tên lửa theo hướng 2 tên lửa có thể bay theo hai quỹ đạo khác nhau, đặc biệt là giai đoạn cuối theo phương pháp ngẫu nhiên, trần bay thấp từ 20 m – 40 m so với mặt nước biển.

- Ứng dụng công nghệ stealth (sơn phủ tên lửa bằng các lớp sơn chống bức xạ radar, tránh khả năng phát hiện sớm tên lửa) công nghệ sơn này đã nghiên cứu thành công tại Việt Nam.

Những cải tiến, nâng cấp tên lửa Redut hoàn toàn nằm trong khả năng của các nước đang có P-35 trong biên chế, như Việt Nam. Do quá trình nâng cao hiệu suất tác chiến của tên lửa hoàn toàn không phụ thuộc vào phần cứng (động cơ, cấu hình) mà chỉ thay đổi các trang thiết bị điều khiển học, các thiết bị điện tử, máy tính trên đầu tự dẫn và hệ thống truyền thông.

Trịnh Thái Bằng

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.