Vì sao Nga muốn biến MiG-35 thành tiêm kích hạng nhẹ?

MiG-35.
MiG-35.
Để thu hút sự chú ý của Không quân Nga, Tổng công ty máy bay MiG sẽ phát triển biến thể tiêm kích hạng nhẹ dựa trên MiG-35. Việc thay đổi này nhằm giảm thiểu nguy cơ đóng cửa dây chuyền sản xuất MiG-35.

Tiêm kích MiG-35 - hậu duệ hiện đại nhất của huyền thoại MiG-29 vẫn đang chật vật tìm chỗ đứng của mình trong Không quân Nga. Không quân Nga năm lần bảy lượt thờ ơ với số phận của MiG-35 cho dù MiG liên tục nhắc khéo Bộ Quốc phòng Nga về điều này. Nếu không có hợp đồng, dây chuyền sản xuất MiG-35 có thể sẽ phải đóng cửa.

Trong một động thái mới nhất liên quan đến số phận của MiG-35, Interfax-ANV đưa tin, tổng công ty máy bay MiG sẽ phát triển biến thể tiêm kích hạng nhẹ dựa trên MiG-35.

“Dự kiến trong tháng 3 hoặc tháng 4 sẽ ký một hợp đồng cấp nhà nước để thực hiện các hoạt động nghiên cứu-phát triển cho máy bay tiêm kích mới dựa trên MiG-35. Nó sẽ được phát triển theo những yêu cầu kỹ thuật riêng của Không quân Nga", nguồn tin nói.

Nguồn tin cho biết thêm, nhiều khả năng một hợp đồng mua máy bay với số lượng nhỏ sẽ được ký kết cùng lúc với hợp đồng phát triển. Một nguồn tin trong tổ hợp công nghiệp quốc phòng Nga nhận định, vai trò của máy bay mới trong Không quân Nga sẽ nhiều hơn so với MiG-35, chiếc tiêm kích đã thất bại trong cuộc đấu thầu ở Ấn Độ.

Tiêm kích hạng nhẹ dựa trên MiG-35 sẽ được trang bị hệ thống điện tử tiên tiến cùng động cơ mới có lực đẩy tốt hơn. Nghiên cứu-phát triển một tiêm kích hạng nhẹ dựa trên MiG-35 có thể mất từ 2-3 năm. Không quân Nga hiện nay thiếu một tiêm kích cho nhiệm vụ bảo vệ không phận. Biến thể MiG-29SMT có thể đảm đương vai trò này nhưng nó đang lạc hậu dần.

Theo Quốc Minh
Theo Kiến thức
MỚI - NÓNG