Vì sao Su-35S chiến thắng tiêm kích Pháp, Mỹ ở Ai Cập?

Vì sao Su-35S chiến thắng tiêm kích Pháp, Mỹ ở Ai Cập?
TPO - Người ta thường so sánh vũ khí của nước A với nước B, và cũng có lúc, có trường hợp hai loại vũ khí của cùng một quốc gia được đem ra so sánh, nâng lên đặt xuống. Đó là trường hợp Su-35  ở Ai Cập phải "đối chọi" với tiêm kích Pháp, Mỹ và cả đồng hương MiG-35.
 

Thường thì khi phát triển, các nhà chế tạo nếu ở cùng một quốc gia, sẽ có sự phân công phân nhiệm hoặc ít ra cũng tự giới hạn phát triển sản phẩm của mình hướng đến một số chức năng hoặc thế mạnh nào đó. Su-35 và MiG-35 có lẽ cũng không ngoại lệ. Xưa nay Sukhoi (Su), hãng sản xuất chiến đấu cơ Nga luôn “được phân công” chế tạo tiêm kích hạng nặng, tiêm kích bom, trong khi đồng nghiệp Mikoyan Gurevich (MiG) thường chú trọng phát triển tiêm kích đánh chặn.

Vì sao Su-35S chiến thắng tiêm kích Pháp, Mỹ ở Ai Cập? ảnh 1 Su-35S

Nhưng tình huống phải chọn lựa đã xảy ra khi Ai Cập muốn mua một số tiêm kích Nga và phải lựa chọn giữa Su-35 và MiG-35. Và kết quả là hợp đồng mua 20 chiếc Su-35Sđã được chốt. Với số máy bay Nga này, Ai Cập sẽ có một phi đội chiến đấu “đa quốc gia” bao gồm các tiêm kích Rafale, Mirage (Pháp), F-16 (Mỹ), MiG-29 (Nga) đã được hiện đại hóa.

Vì sao đã có nhiều chủng loại máy bay mà Ai Cập lại muốn mua thêm tiêm kích Nga và vì sao đã có MiG-29 nay từ chối MiG-35 để chọn Su-35? Tác động chính trị của thương vụ này là gì?

Mặc dù trong không quân có nhiều máy bay tốt, Ai Cập vẫn muốn có Su-35 với vai trò tiêm kích chiếm ưu thế trên không. Máy bay Su-35S có radar Irbis-E PESA cực kỳ mạnh mẽ.

Su-35S được trang bị các động cơ lực đẩy vector tiên tiến, được tích hợp mọi loại tên lửa không đối không hiện đại nhất dành cho xuất khẩu của Nga. Đây là một lợi thế nếu so với những tiêm kích F-16 của Mỹ, vốn không được trang bị các phiên bản tên lửa không đối không tiên tiến dành cho xuất khẩu của Mỹ như AIM-120 AMRAAM và AIM-9X vì Mỹ muốn đảm bảo ưu thế quân sự của đồng minh thân cận Israel tại khu vực Trung Đông.

Máy bay Su-35S là loại chiến đấu cơ một chỗ ngồi. Trong khi nó có thể sử dụng các loại vũ khí không đối đất mới nhất của Nga, các tiêm kích MiG-29M2 (phiên bản hiện đại hóa MiG-29, có người gọi phiên bản này là MiG-35) được chuyển giao cho không quân Ai Cập đã được trang bị các thiết bị ngắm bắn PPK, điều này có thể khiến không quân Ai Cập chọn MiG-29M2 làm máy bay tấn công mặt đất.

Và chúng cũng có thể được coi là các máy bay “vừa tiền”, không phải tối ưu cho nhiệm vụ không chiến bởi các radar PESA (radar mảng pha thụ động) của nó không mạnh mẽ bằng các tiêm kích MiG-35 thực thụ, được trang bị radar mảng pha chủ động (AESA). Thậm chí radar của MiG-còn không so được với radar Irbis-E PESA trên Su-35S.

MiG-29M2 bay chậm hơn và một biến thể MiG-29 (được nói là MiG-29M) của không quân Ai Cập đã rơi thời điểm cuối năm 2018.

Theo National Interest, câu hỏi lớn nhất là vì sao không quân Ai Cập lại không đặt hàng thêm các tiêm kích Rafale hiện đại từ Pháp.  Các máy bay Rafale mới được chuyển giao cho Ai Cập chưa lâu, và được xem là một trong những tiêm kích tiên tiến nhất thế giới. Chúng được trang bị radar AESA, hệ thống ngắm bắn quang điện, có thể tích hợp các tên lửa không đối không mới nhất của châu Âu.

Vì sao Su-35S chiến thắng tiêm kích Pháp, Mỹ ở Ai Cập? ảnh 2 Trực thăng Nga trong không quân Ai Cập

Theo tác giả Charlie Gao trên National Interest, quyết định mua Su-35S có thể mang yếu tố chính trị. Từ năm 2016-2018, Ai Cập đã mua số lượng lớn vũ khí Nga, từ trực thăng tiến công tới tên lửa đất đối không. Việc mua Su-35 có thể là phần mở rộng của chính sách này.

Nhưng cũng có không ít rủi ro chính trị sau quyết định này. Mỹ đã ngăn cản Indonesia mua Su-35S trong khi thêm một loại máy bay hoàn toàn mới vào phi đội đồng nghĩa phải gia tăng ngân sách. Duy trì hậu cần cho cùng lúc 6 loại máy bay là rất tốn kém.

Nhưng như thế mà Ai Cập vẫn quyết định thì hẳn là có lý do mạnh mẽ hơn rất nhiều so với những rủi ro và chi phí. Rất có thể đây là bước đi để duy trì ưu thế quân sự trước những đối thủ tiềm tàng vốn là đồng minh thân cận với Mỹ, sử dụng vũ khí Mỹ hay châu Âu.

MỚI - NÓNG
Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi nhận thêm nhiệm vụ
Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi nhận thêm nhiệm vụ
TPO - Ông Phan Văn Mãi giữ nhiệm vụ Chủ tịch Hội đồng đánh giá Đề án thí điểm chính sách khuyến khích và bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung thực hiện Kết luận 14 của Bộ Chính trị.