Vì sao Trung Quốc quyết tâm “tậu” tiêm kích Su-35?

Tiêm kích Su-35 của Không quân Nga.
Tiêm kích Su-35 của Không quân Nga.
Theo các phương tiện truyền thông, Trung Quốc dường như cố gắng mua máy bay tiêm kích Su-35 của Nga để sử dụng vào mục đích tuần tra các khu vực biển mà tàu chiến Mỹ thường ghé vào.

Theo giới phân tích quốc tế, những căng thẳng trong tranh chấp trên Biển Đông chính là một phần lý do thúc đẩy Trung Quốc ký kết hợp đồng mua chiến đấu cơ Su-35 của Nga. Trung Quốc dự định sẽ sử dụng loại tiêm kích hiện đại này để đối chọi lại với "mối đe dọa" đến từ các tàu chiến Mỹ.

Theo nhận định của Defense World, do hiện các mẫu máy bay tiêm kích thế hệ 5 mà Trung Quốc nghiên cứu, phát triển (J-20, J-31) vẫn đang trong giai đoạn thiết kế và việc chế tạo đòi hỏi phải có thời gian nên Trung Quốc buộc phải đẩy nhanh tiến trình mua sắm máy bay tiêm kích Su-35. Nếu so với các máy bay tiêm kích của Mỹ và Nhật Bản, Su-35 của Nga vẫn vượt trội.

Theo kế hoạch của Trung Quốc, các tiêm kích Su-35 sẽ tiến hành tuần tra liên tục cả ngày đêm trong các khu vực tranh chấp. Khả năng cất cánh trên đoạn đường băng ngắn giúp các máy bay Su-35 có thể được bố trí trên các đảo nhân tạo Trung Quốc xây dựng trái phép trên Biển Đông.

Điểm cực kỳ quan trọng với Trung Quốc là Nga sẽ chuyển giao cho Trung Quốc toàn bộ công nghệ quan trọng nhất đối với Su-35 như hệ thống radar “Irbis-E” có khả năng phát hiện máy bay tàng hình F-35 của Mỹ từ khoảng cách 90 km và chuyển giao cả động cơ 117S.

Trước đó các thông tin cho rằng Trung Quốc sẽ mua được phiên bản Su-35 đầy đủ trang bị giống như phiên bản được trang bị cho Quân đội Nga.

Theo các phương tiện truyền thông, Nga và Trung Quốc ngày 19/11 đã ký kết hợp đồng lớn nhất trong lịch sử hợp tác hàng không giữa hai nước về việc mua bán 24 máy bay tiêm kích Su-35 với trị giá lên đến hơn 2 tỷ USD.

Hợp đồng này giúp Trung Quốc trở thành quốc gia đầu tiên ngoài Nga sở hữu các loại máy bay Su-35. Giới truyền thông Trung Quốc cho rằng việc mua Su-35 là điều không thể trì hoãn đối với Trung Quốc vì công suất chế tạo J-11 không đủ để giúp Trung Quốc thu hẹp khoảng cách với không quân các nước khác.

Hợp đồng mua bán Su-35 sẽ giúp làm gia tăng đáng kể khoản thu cho ngành công nghiệp-quốc phòng Nga. Trong năm 2013, Trung Quốc cũng đã mua lượng vũ khí của  Nga có trị giá đến 1,8 tỷ USD.

Hiện trên toàn thế giới mới chỉ có Không Quân Nga được trang bị Su-35. Theo các hợp đồng đã ký năm 2009, Không quân Nga sẽ được trang bị 48 Su-35 trong giai đoạn từ 2012-2015.

Su-35 là máy bay tiêm kích hạng nặng, tầm xa, đa năng, siêu cơ động, chiếm ưu thế trên không thuộc thế hệ 4++ hiện đại được hãng Sukhoi phát triển. Su-35 được trang bị các công nghệ của dòng tiêm kích thế hệ thứ 5.

Tính năng đặc biệt của Su-35 - hệ thống điều khiển điện tử dựa trên hệ thống quản lý thông tin kỹ thuật số, radar hiện đại cho phép Su-35 có khả năng phát hiện các mục tiêu ở phạm vi rộng, có thể bắn hạ đồng thời các mục tiêu hộ tống. Động cơ mới giúp Su-35 tăng lực đẩy và lực xoay.

Tiêm kích Su-35 là loại “siêu chiến đấu cơ” thế hệ 4++, có khả năng cơ động nhất hiện nay của lực lượng Không quân Nga. Chúng có tính năng kỹ chiến thuật vượt trội so với các loại chiến đấu cơ nước ngoài cùng thế hệ.

Tiêm kích Su-35 có thể phát hiện và tiêu diệt kẻ thù (mục tiêu) ở khoảng cách 400 km. Nó có thể tấn công đồng thời các mục tiêu mặt đất, trên không và trên biển.

Su-35 là loại máy bay duy nhất trên thế giới có thể xoay vòng 360 độ khi bay theo phương nằm, phương mà không cần giảm tốc độ. Hoặc trong khi tham chiến nó có thể giảm tốc độ từ 600km/h về gần bằng 0km/h và lơ lửng trên bầu trời trong vòng 8 giây. 

Theo Theo Infonet
MỚI - NÓNG