Vì sao Trung Quốc vội hạn chế xuất khẩu UAV, siêu máy tính?

Vì sao Trung Quốc vội hạn chế xuất khẩu UAV, siêu máy tính?
TPO - Bắc Kinh sẽ thắt chặt kiểm soát xuất khẩu đối với một số máy bay không người lái (UAV) và siêu máy tinh do nước này chế tạo. Theo đó, các công ty Trung Quốc sẽ phải đăng ký để đảm bảo rằng họ không “đánh đổi an ninh quốc gia”.

Từ ngày 15/8 tới, các nhà sản xuất các siêu UAV và máy tính phải cung cấp thông số kỹ thuật cho nhà chức trách thì mới có thể được nhận giấy phép xuất khẩu.

Bộ Thương mại và Tổng cục Hải quan Trung Quốc đưa ra các quy định mới này nhằm vào các UAV có thể bay trên 1 giờ ở tầm cao trên 15.420 mét (50.000 feet).

Trong tháng 7/2015, nhật báo China Daily đưa tin, trong 5 tháng đầu năm 2015, Trung Quốc đã xuất khẩu tổng cộng 160.000 UAV dân sự, với tổng trị giá trên 120 triệu USD. Đây là mức xuất khẩu tăng 70% so với cùng kỳ năm 2014.

Trong đó, đáng chú ý, nhà sản xuất DJI của Trung Quốc đã lấn át tới 70% thị trường thế giới. Nhưng “gã khổng lồ” này đảm bảo rằng, các sản phẩm của họ “không bị áp các biện pháp hạn chế xuất khẩu mới” của chính phủ.

Theo truyền thông Trung Quốc, chính phủ chủ yếu tập trung hạn chế xuất khẩu các công nghệ quân sự.

Việc thắt chặt các quy định diễn ra sau vụ việc hai tuần trước, khi Quân đội Pakistan bắn rơi một UAV do thám của Ấn Độ tại khu vực tranh chấp Kashmir giữa hai nước. Chiếc UAV này được xác định là do Trung Quốc sản xuất.

Ngoài ra, Trung Quốc cũng thắt chặt quy định xuất khẩu các siêu máy tính nhằm duy trì vị thế dẫn đầu trong cuộc đua tranh siêu máy tính với đối thủ Mỹ và Nhật Bản.

Kể từ tháng 6/2013, siêu máy tính Tianhe-2 (Thiên Hà - 2) của Trung Quốc đã đứng đầu danh sách 500 máy tính mạnh nhất thế giới, với khả năng thực hiện 33,86 petaflop mỗi giây (33,86 triệu lũy thừa 4 phép tính mỗi giây).

Theo Theo Defense News
MỚI - NÓNG
Cựu Giám đốc Trung tâm Công nghệ sinh học TPHCM bị cáo buộc nhận hối lộ 14,4 tỷ đồng
Cựu Giám đốc Trung tâm Công nghệ sinh học TPHCM bị cáo buộc nhận hối lộ 14,4 tỷ đồng
TPO - Cơ quan điều tra cáo buộc, bị can Dương Hoa Xô có trách nhiệm thực hiện đúng các quy định của pháp luật để triển khai mua sắm thiết bị, song quá trình thực hiện, ông chỉ đạo cấp dưới "thông đồng" với Công ty AIC để nâng khống giá gây thiệt hại cho Nhà nước. Đổi lại, bị can được phía AIC hối lộ 14,4 tỷ đồng.