Vũ khí chủ lực của Pháp ở tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ

Sức mạnh quân sự vượt trội với xe tăng, máy bay và trọng pháo không đủ giúp Pháp giữ vững tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ trước những đợt tấn công của bộ đội Việt Nam.
Vũ khí chủ lực của Pháp ở tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ ảnh 1

Pháp chiếm Điện Biên Phủ, tạo ra một chiếc “nhọt tụ độc” ở miền Bắc nhằm thu hút bộ đội chủ lực của Quân đội Nhân dân Việt Nam rồi sử dụng hỏa lực vượt trội để tiêu diệt. Được sự hỗ trợ của Mỹ, Pháp mang tới Điện Biên Phủ xe tăng hạng nhẹ M24 Chaffee, loại vũ khí từng được dùng nhiều trong Thế chiến 2. M24 Chaffee nặng 18,4 tấn, có khả năng di chuyển với vận tốc 40 km/h trên các địa hình gồ ghề. Nó được trang bị 1 pháo chính cỡ nòng 75 mm cùng một súng máy M2 Browning và 2 khẩu M1919 Browning.

Vũ khí chủ lực của Pháp ở tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ ảnh 2

Nhằm bảo vệ các cứ điểm ở Điện Biên Phủ, người Pháp đưa rất nhiều pháo tới khu vực này. Một trong những khẩu uy lực nhất là M101 do Mỹ sản xuất. Pháo dài 5,94 m với nòng dài 2,31 m. Nó bắn loại đạn 105x372R với phạm vi bắn tối đa 11.200 m. Vận tốc đạn rời nòng đạt 472 m/s. Ảnh: Wikipedia.

Vũ khí chủ lực của Pháp ở tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ ảnh 3

Mỹ cũng viện trợ cho người Pháp loại pháo M114. Pháo dài 7,3 m với nòng dài 3,56 m. Phạm vi bắn tối đa của M114 đạt 14.600 m với vận tốc đạn rời nòng lên tới 563 m/s. Ảnh: Wikipedia.

Vũ khí chủ lực của Pháp ở tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ ảnh 4

Ngoài pháo, người Pháp còn sử dụng súng phóng lựu cỡ nòng 120 mm để chống lại những mục tiêu ở cự ly gần.

Vũ khí chủ lực của Pháp ở tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ ảnh 5

Không quân đóng vai trò quan trọng đối với tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ của Pháp. Mẫu chiến đấu cơ Grumman F8F Bearcat của Mỹ được người Pháp mang tới lòng chảo Điện Biên nhằm chống lại các đợt tiến công của Quân đội Nhân dân Việt Nam.

Vũ khí chủ lực của Pháp ở tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ ảnh 6

Pháp cũng sử dụng những chiếc Morane-Saulnier MS.500 Criquet. Súng máy là hỏa lực duy nhất của mẫu chiến đấu cơ này. Ảnh: Flickr

Vũ khí chủ lực của Pháp ở tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ ảnh 7

Mỹ cũng trang bị cho quân đội Pháp loại chiến đấu cơ Vought F4U Corsair, có khả năng di chuyển với vận tốc 671 km/h cùng trần bay 11.247 m. Loại chiến đấu cơ này được trang bị súng máy, tên lửa và bom. Các phiên bản cải tiến có khả năng vũ trang mạnh hơn. Ảnh: Wikipedia

Vũ khí chủ lực của Pháp ở tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ ảnh 8

Nhằm tăng khả năng cơ động trên địa hình đồi núi hiểm trở, quân Pháp được trang bị Trực thăng đa nhiệm Sikorsky H-19 Chickasaw do Mỹ sản xuất. Chúng có khả năng mang được hàng hóa hoặc vũ khí nặng 3.400 kg. Vận tốc bay cực đại của H-19 đạt 163 km/h.

Vũ khí chủ lực của Pháp ở tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ ảnh 9

Máy bay ném bom hạng nhẹ Douglas A-26 Invader của không quân Pháp. Nó có khả năng cất cánh với tải trọng tối đa 15.900 kg cùng tốc độ bay 570 km/h. Vũ khí của A-26 là 8 khẩu súng máy M2 Browning, trong đó có 4 khẩu có thể điều khiển từ buồng lái, tên lửa và bom các loại. Mẫu máy bay ném bom này do Mỹ phát triển và đưa vào sử dụng năm 1942.

Vũ khí chủ lực của Pháp ở tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ ảnh 10

Douglas C-47 Skytrain đóng vai trò vận tải chiến lược cho quân đội Pháp ở Điện Biên Phủ. Nó chuyển trang thiết bị, nhu yếu phẩm tới tập đoàn cứ điểm và đưa thương binh về nơi chữa trị.

Vũ khí chủ lực của Pháp ở tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ ảnh 11

Consolidated PB4Y-2 Privateer, máy bay tuần tra ném bom Mỹ, được Pháp sử dụng ở Việt Nam. Nó có khả năng cất cánh với tải trọng tối đa 29.500 kg cùng phạm vi hoạt động 4.540 km.

Vũ khí chủ lực của Pháp ở tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ ảnh 12

Fairchild C-119 Flying Boxcar là máy bay vận tải quân sự của Hải quân và Thủy quân lục chiến Mỹ. Tại Điện Biên Phủ, mẫu máy bay này được dùng để thả lính dù Pháp xuống chiếm đóng khu vực và dựng căn cứ quân sự mà người Pháp tin là bất khả chiến bại. Tuy nhiên, Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ thất thủ hoàn toàn trước Quân đội Nhân dân Việt Nam trong chiến dịch kéo dài từ ngày 13/3 đến ngày 7/5/1954.

Theo Theo Zing
MỚI - NÓNG