Xe chiến đấu bộ binh của Nga vượt sông vào trận địa

TPO - Xe chiến đấu bộ binh (BTR) 82/82А do Trung tâm Kỹ thuật quân sự (VITs) của Công ty VPK (Nga) thiết kế với sự hợp tác chặt chẽ của Bộ Quốc phòng Nga.
Xe chiến đấu bộ binh của Nga vượt sông vào trận địa ảnh 1

BTR-82/82А là các biến thể hiện đại hoá sâu của BTR-80 và BTR-80А, các BTR phổ dụng, có trong trang bị hơn 30 nước trên thế giới, trong đó có Liên bang Nga. 

Xe chiến đấu bộ binh của Nga vượt sông vào trận địa ảnh 2

Trong quá trình hiện đại hoá BTR-80 và BTR-80A, người ta đã xét đến tất cả các đề xuất và yêu cầu của bên đặt hàng, cũng như kinh nghiệm khai thác và sử dụng chiến đấu các xe này.

Xe chiến đấu bộ binh của Nga vượt sông vào trận địa ảnh 3

Nhờ có sự khác biệt về chất so với các xe BTR-80/80А sản xuất loạt, các xe cải tiến được Bộ Quốc phòng đặt tên mới là BTR-82 và BTR-82А. 

Xe chiến đấu bộ binh của Nga vượt sông vào trận địa ảnh 4

Kết quả thử nghiệm BTR-82/82А cho thấy chúng có tính năng chiến đấu và kỹ thuật so với BTR-80/80A không dưới 2 lần.

Xe chiến đấu bộ binh của Nga vượt sông vào trận địa ảnh 5

Mục đích chính của chương trình hiện đại hoá BTR-80/80A là nâng cao tổng thể các tính năng kỹ-chiến thuật và khai thác, như hoả lực, sức cơ động, khả năng bảo vệ, khả năng điều khiển-chỉ huy, nâng cao độ tin cậy, công nghệ sản xuất, khai thác và sửa chữa hiệu quả hơn.

Xe chiến đấu bộ binh của Nga vượt sông vào trận địa ảnh 6

Sức mạnh hoả lực của các xe mới BTR-82/82A được nâng cao nhờ lắp ráp module chiến đấu chuẩn hoá dẫn động điện theo 2 mặt phẳng ngang/đứng  thay cho tháp nhỏ trước đây và thiết bị ổn định vũ khí kỹ thuật số 2 mặt phẳng được chuẩn hoá tối đa với thiết bị ổn định của xe chiến đấu bộ binh BMP-2 kết hợp với tổ hợp ngắm bắn-quan sát ngày/đêm mới. 

Xe chiến đấu bộ binh của Nga vượt sông vào trận địa ảnh 7
Xe chiến đấu bộ binh của Nga vượt sông vào trận địa ảnh 8

Module chiến đấu của BTR-82 lắp súng máy KPVT 14,5 mm và 1 súng máy đồng trục 7,62 mm PKTM, còn BTR-82А thì lắp pháo tự động 30 mm 2А72 và 1 súng máy đồng trục 7,62 mm PKTM. 

Xe chiến đấu bộ binh của Nga vượt sông vào trận địa ảnh 9

Các súng máy 14,5 mm và 7,62 mm trên BTR-82 sử dụng tương ứng bằng dây tiếp đạn loại 500 và 2000 viên. Ở BTR-82, vũ khí chính của xe là súng máy 14,5 mm KVPT vẫn có cơ số đạn 500 viên, nhưng dùng hệ thống tiếp đạn băng dây 1 băng 500 viên thay vì 10 hộp đạn chứa băng dây 50 viên như ở BTR-80 nên pháo thủ không phải vất vả nạp đạn cho súng máy sau mỗi lần bắn hết 50 viên đạn.

Xe chiến đấu bộ binh của Nga vượt sông vào trận địa ảnh 10

BTR-82/82A được trang bị được lắp các máy vô tuyến điện thế hệ 5 R-168 có khả năng đàm thoại ở chế độ công khai hoặc bảo mật, hệ thống định hướng trắc đạc và khí tài quan sát hỗn hợp cho trưởng xe TKN-AI để nâng cao độ vững chắc, tính bí mật và chất lượng liên lạc, mở rộng khả năng chỉ huy-điều khiển và cho phép liên kết thành một hệ thống chỉ huy thống nhất cấp chiến thuật. 

Xe chiến đấu bộ binh của Nga vượt sông vào trận địa ảnh 11

BTR-82/82A cũng là loại xe BTR của Nga được lắp máy phát điện độc lập công suất 5 kW, cho phép tiết kiệm dự trữ làm việc của động cơ chính khi tác chiến phòng ngự, triển khai tại các trạm kiểm soát và các tình huống khác, làm tăng dự trữ và nạp điện cho ắc quy, cũng như giảm độ bộc lộ của xe ở dải tần nhiệt và âm thanh.

Xe chiến đấu bộ binh của Nga vượt sông vào trận địa ảnh 12

Trọng lượng của BTR-82/82А tăng khoảng 1 tấn so với BTR-80 sản xuất loạt. BTR-82 có trọng lượng 15 tấn, BTR-82А - 15,4 tấn. 

Xe chiến đấu bộ binh của Nga vượt sông vào trận địa ảnh 13

Việc trang bị BTR-82 và BTR-82А cho các đơn vị bộ binh cơ giới của quân đội Nga sẽ cho phép đạt sự cân bằng với các đơn vị cùng loại của các nước NATO được trang bị các loại xe bọc thép chở quân thông dụng.

Xe chiến đấu bộ binh của Nga vượt sông vào trận địa ảnh 14

BTR-82 và BTR-82A đáp ứng các yêu cầu hiện nay của quân đội Nga và các xu hướng trên thế giới. Lãnh đạo Bộ Quốc phòng Nga đã tuyên bố ngừng mua BTR-80 và mua sắm BTR-82 và BTR-82А từ năm 2011.

Theo Theo EnglishRussia/Tổng hợp
MỚI - NÓNG
Hà Nội đề xuất có 4 thành phố trực thuộc
Hà Nội đề xuất có 4 thành phố trực thuộc
TPO - Theo định hướng đến năm 2050, Thủ đô có hai TP trực thuộc là Khoa học & Đào tạo Hòa Lạc với TP phía Bắc bao gồm địa giới hành chính huyện Sóc Sơn, Mê Linh và một phần Đông Anh; nghiên cứu hình thành thêm TP Du lịch ở khu vực Sơn Tây – Ba Vì và TP sân bay phía Nam ở Phú Xuyên – Ứng Hòa.
Một bà nội trợ vừa trúng Vietlott 25 tỷ đồng
Một bà nội trợ vừa trúng Vietlott 25 tỷ đồng
TPO - Nhận cuộc gọi từ Vietlott thông báo trúng giải 25 tỷ đồng trong lúc chăm sóc con nhỏ tại bệnh viện, chị M. ở Kiên Giang quyết định sẽ sử dụng một phần tiền để trả nợ, chữa bệnh cho con và đón bố mẹ về phụng dưỡng.