Xếp hạng 10 ‘chuồn chuồn máy’ của không lực Mỹ

TPO - Nguồn dữ liệu Ascend Fleets của hãng tin hàng không – vũ trụ Flightglobal (Anh) thống kê, Quân đội Mỹ đang sở hữu tổng cộng 4.360 trực thăng, gồm nhiều chủng loại đa dạng. Flightglobal xếp hạng 10 trực thăng Mỹ theo thứ tự số lượng từ cao xuống thấp.

1: S-70/UH-60 Black Hawk (Sikorsky sản xuất). 2.139 chiếc

Xếp hạng 10 ‘chuồn chuồn máy’ của không lực Mỹ ảnh 1

Nhiều phiên bản của trực thăng Black Hawk đã và đang tiếp tục là xương sống của Không lực Hoa Kỳ. Số lượng lớn UH-60A, phiên bản “già” nhất, được sản xuất năm 1978, đang sắp “nghỉ hưu”, trong khi phiên bản mới nhất sẽ được thay thế động cơ cùng các trực thăng tấn công Apache.

2: AH-64 Apache (Boeing sản xuất): 775 chiếc

Xếp hạng 10 ‘chuồn chuồn máy’ của không lực Mỹ ảnh 2

Phiên bản AH-64E của dòng trực thăng AH-64 dành cho Quân đội Mỹ và các khách hàng nước ngoài đang càng khẳng định vai trò hàng đầu của chúng. Được triển khai  để dần thay thế vai trò của phi đội trực thăng OH-58 Kiowa Warrior, Apache đảm nhiệm vai trò trinh sát trên không, gồm cả hoạt động phối hợp máy bay không người lái và có người lái.

3: OH-58 Kiowa Warrior (Bell): 573 chiếc

Xếp hạng 10 ‘chuồn chuồn máy’ của không lực Mỹ ảnh 3

OH-58 Kiowa Warrior gần đây đã bị cắt giảm số lượng cũng như vai trò hoạt động  trinh sát có vũ trang của mình. Trong đợt cải tổ lớn tiếp theo, số trực thăng OH-58 còn lại sẽ nằm trong đối tượng cắt giảm nhằm giảm chi phí hoạt động 12 tỷ USD cho Quân đội Mỹ.

4: CH-47 Chinook (Boeing sản xuất: 528 chiếc)

Xếp hạng 10 ‘chuồn chuồn máy’ của không lực Mỹ ảnh 4

Trực thăng động cơ hai đầu CH-47 Chinook được kỳ vọng sẽ có thể phục vụ trong một thế kỷ, với kế hoạch vận hàng các phiên bản của dòng trực thăng này tới năm 2060 của Quân đội Mỹ.

Phiên bản CH-47F hiện tại tới năm 2019 mới được kết thúc bàn giao, tuy nhiên gói phát triển thứ hai và thứ ba đã tiếp tục được tiến hành với việc mở rộng khoang nhiên liệu.

5:  EC145/UH-72A Lakota (Airbus sản xuất): 325 chiếc

Xếp hạng 10 ‘chuồn chuồn máy’ của không lực Mỹ ảnh 5

Được phát triển dựa trên trực thăng dân dụng EC145, trực thăng hai động cơ UH-72A ra đời để thay thế cho trực thăng 206/TH-67A (Bell sản xuất).

UH-72A được sử dụng phổ biến với vai trò trực thăng chuyển quân hạng nhẹ, dùng trong huấn luyện phi công. Tới nay, Mỹ đã đặt hàng 400 chiếc trực thăng có thiết kế châu Âu này.

6: 206/TH-67A (Bell sản xuất): 182 chiếc

Xếp hạng 10 ‘chuồn chuồn máy’ của không lực Mỹ ảnh 6

Do nguồn cung thừa đáp ứng nhu cầu nên TH-67A Creek đang bắt đầu rời khỏi phi đội huấn luyện của Quân đội Mỹ. Dựa trên dòng Bell 206, số trực thăng một động cơ TH-67A đang được sử dụng được sản xuất từ khoảng thời gian từ năm 1993 tới 2007.

7: UH-1 Huey (Bell sản xuất): 53 chiếc

Xếp hạng 10 ‘chuồn chuồn máy’ của không lực Mỹ ảnh 7

Một số lượng nhỏ trực thăng UH-1H/V vẫn đang hoạt động thường trực với các vai trò vận tải và y tế. Số trực thăng này đều được sản suất từ đầu thập niên 1970.

8:  MD500/AH-6: 47 chiếc

Xếp hạng 10 ‘chuồn chuồn máy’ của không lực Mỹ ảnh 8

Một phi đội nhỏ AH-6 và MH-6 Little Bird vẫn đang được sử dụng, chủ yếu trong các hoạt động hỗ trợ đặc biệt. Mặc dù mang thiết kế từ trên 50 năm trước nhưng các biến thể mới nhất vẫn xuất hiện tại Triển lãm Hàng không-Hàng hải quốc tế Langkawi năm 2015 (LIMA 2015), Malaysia trong tháng 3/2015 vừa qua.

9: Mil Mi-8/17: 5 chiếc

Xếp hạng 10 ‘chuồn chuồn máy’ của không lực Mỹ ảnh 9

Dữ liệu của Flightglobal cho thấy, 05 chiếc trực thăng vận tải Mi-8/17 được sử dụng trong vận chuyển binh lính và huấn luyện. Dòng trực thăng này được cho là có nguồn gốc sở hữu của I-rắc, sau khi được mua lại từ Liên Xô.

10: Mil Mi-24: 3 chiếc

Xếp hạng 10 ‘chuồn chuồn máy’ của không lực Mỹ ảnh 10

Bộ ba trực thăng tấn công Mi-24 “Hind” được dùng với mục đích thí nghiệm và huấn luyện. Trên ảnh là chiếc Mi-24 mang số hiệu 91-22270 từng được vận hành bởi Không quân Đông Đức. 

Theo Theo Flightglobal
MỚI - NÓNG