Xung quanh vụ bắt giữ sếp doanh nghiệp đóng tàu sân bay Trung Quốc

Hồ Vấn Minh là người chỉ đạo công việc đóng hai tàu sân bay Liêu Ninh và Sơn Đông của hải quân Trung Quốc
Hồ Vấn Minh là người chỉ đạo công việc đóng hai tàu sân bay Liêu Ninh và Sơn Đông của hải quân Trung Quốc
TPO - Việc bắt giữ chủ tịch tập đoàn Công nghiệp đóng tàu Trung Quốc (CSIC), người chỉ đạo công việc đóng hai tàu sân bay Liêu Ninh và Sơn Đông của hải quân Trung Quốc (PLAN) đã nói lên căn bệnh đặc hữu trong ngành đóng tàu quân sự Trung Quốc: tham nhũng.  

Trong hai thập kỷ qua, Trung Quốc đã đầu tư rất nhiều vào chương trình hiện đại hóa hải quân với mục tiêu xây dựng một đội hải quân nước xanh. Có vai trò trọng yếu đối với mục tiêu đó là CSIC, doanh nghiệp nhà nước đóng tàu quân sự hàng đầu của Trung Quốc từ năm 1999. 

Tuy nhiên, vụ bắt giữ cựu Chủ tịch CSIC Hồ Vấn Minh gần đây làm bộc lộ nạn tham nhũng nghiêm trọng tồn tại giữa các công ty đóng tàu quân sự của Trung Quốc, bất chấp các nỗ lực chống tham nhũng của chính phủ.

Trước đây, đã có một số nhân vật quan trọng của CSIC đã bị bắt vì tội tham nhũng. Giờ đây, người đàn ông từng đứng ở đỉnh cao của ngành đóng tàu quân sự Trung Quốc cũng bị cáo buộc tội danh tương tự. Diễn tiến này cho thấy hiện đại hóa hải quân Trung Quốc phức tạp hơn nhiều so với việc đơn giản là tăng trưởng. Do vậy, tham nhũng trong giới đóng tàu quân sự Trung Quốc chắc chắn sẽ gây ra hậu quả cho PLAN.

Hồ Vấn Minh, 63 tuổi, đã nhiều năm làm việc trong ngành công nghiệp quốc phòng Trung Quốc, kinh qua nhiều doanh nghiệp cung cấp thiết bị cho lục quân, hải quân và không quân của Giải phóng quân Nhân dân Trung Quốc (PLA). Hồ giám sát các dự án nhạy cảm như máy bay chiến đấu J-10, máy bay Comac C919, máy bay Xian MA60 và quan trọng nhất là ông đã chỉ huy phát triển tàu sân bay Liêu Ninh và Sơn Đông.

Từ năm 2012 đến 2015, Hồ là chủ tịch của Tập đoàn đóng tàu nhà nước Trung Quốc (CSSC), đối thủ cạnh tranh của CSIC quản lý việc đóng tàu ở các tỉnh phía đông và đông nam Trung Quốc. Vào tháng 3/2015, Hồ được chuyển sang CSIC làm chủ tịch kiêm bí thư đảng ủy.

Trong nhiệm kỳ của mình, Hồ đã tổ chức lại các tài sản của CSIC, mở rộng số lượng các công ty con niêm yết công khai, bắt đầu hoán đổi nợ theo định hướng thị trường và tăng cường chứng khoán hóa tài sản của CSIC. Trong những năm qua, Hồ là người ủng hộ thẳng thắn cho việc sáp nhập CSSC-CSIC, cuối cùng diễn ra vào ngày 26/11/2019.

Tuy nhiên, Hồ đã không chủ trì sự kiện lịch sử này. Vào tháng 8/2019, ông ta đột nhiên rút khỏi vị trí chủ tịch CSIC và biến mất trước con mắt của công chúng cho đến ngày 12/5/2020, khi cơ quan giám sát chống tham nhũng của Trung Quốc, Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương (CCDI) tuyên bố bắt giữ Hồ vì vi phạm kỷ luật nghiêm trọng (tham nhũng).

Hồ, người chỉ đạo công việc đóng hai tàu sân bay Liêu Ninh và Sơn Đông của hải quân Trung Quốc, trở thành nghi phạm tham nhũng cấp cao nhất trong ngành quốc phòng của Trung Quốc trong những năm gần đây.

MỚI - NÓNG
Chu Thanh Huyền đeo vàng trĩu cổ
Chu Thanh Huyền đeo vàng trĩu cổ
TPO - Trong ngày trọng đại, Chu Thanh Huyền và Quang Hải được gia đình nhà gái và nhà trai trao tặng nhiều quà cưới. Theo ghi nhận, cặp đôi nhận được những món quà giá trị từ gia đình 2 bên gồm nhiều kiềng vàng và nhẫn.