Nghỉ học dài quá ít bài để học, teen rủ nhau “ôn” ca dao tục ngữ

HHT - Tự nhiên một sáng thức dậy, thấy tràn ngập nơi nơi là những câu ca dao tục ngữ lạ lạ, quen quen “hổng giống ai”, vậy là nhà nhà người chạy theo cơn sốt “bất chấp đúng sai”.

Vì sao nào đưa ca dao - tục ngữ (cải biên bất chấp) tới?

Chỉ mới những tháng đầu tiên của năm 2020 mà chúng ta đã “hít hà” rất nhiều trend mới ngộ nghĩnh độc lạ. Trong số đó, nổi bật nhất là sự hồi sinh mạnh mẽ của “kho báu ngàn năm” mang tên “ca dao tục ngữ”.

Xuất phát điểm của trào lưu này chính là status của một nhóm bạn đăng trên Facebook, thấy ngộ nghĩnh nên nghệ sĩ hài Huỳnh Lập hưởng ứng và đăng trên fanpage của mình: Bầu ơi thương lấy bí cùng/ Tuy rằng khác giống nhưng chung “bí cùng”; Chim đa đa đậu nhánh cây đa/ Chồng gần không lấy đi lấy “cây đa”; Cái cò, cái vạc, cái nông/ Ba cái cùng béo vặt lông “cái nông”...

Nghỉ học dài quá ít bài để học, teen rủ nhau “ôn” ca dao tục ngữ ảnh 1

Với sự dí dỏm, hài hước, quen lạ đan xen, trào lưu “ca dao tục ngữ cải biên” được các bạn trẻ, đặc biệt là teen nhà mình “bắt trend” nhanh lẹ chóng mặt. Hàng ngàn câu ca dao tục ngữ phiên bản cải biên được tạo ra, đọc thì vô lý nhưng lại cực kì thuyết phục. Bạn Trọng Nghĩa (THPT Minh Khai) nhận xét: “Nhiều câu chế thấy ngầu lòi. Ví dụ như: Cười người hôm trước hôm sau cười người; Lời nói chẳng mất tiền mua/ Lựa lời mà nói cho vừa tiền mua...”.

Bạn Đỗ Hồ Hồng Đức (Q.4, TP.HCM) chia sẻ: “Trào lưu ca dao tục ngữ xuất hiện vào đúng thời điểm “kỳ nghỉ Tết dài vô tận” khiến các bạn trẻ thích thú mà thoải mái gieo vần bất chấp”.

Bạn Tấn Phát (TP.HCM) sở hữu bài post ca dao tục ngữ về bánh mì với hơn 400 lượt chia sẻ, cho biết: “Trào lưu này khá là hay ho, kích thích mình phải nghĩ ra cái gì đó thiệt vui mà còn đúng vần. Nhờ trào lưu này mà mình phải tìm và biết thêm nhiều câu ca mới đó giờ chưa biết luôn”.

Ca dao tục ngữ "hạ cánh" nơi đâu?

Newsfeed những tuần qua trên tất cả các trang mạng xã hội được các con nghiện ca dao tục ngữ liên tục tạo ra những câu mới chất như nước cất, không hay không ăn tiền. Những câu ca dao cũ chưa hạ nhiệt thì bom tấn ca dao mới lại tới khiến mạng mẽo đảo điên.

Nghỉ học dài quá ít bài để học, teen rủ nhau “ôn” ca dao tục ngữ ảnh 2
Newsfeed hôm nay có: #TEAMbấtchấp
Chính là lực lượng khai sinh ra trào lưu ca dao. Không cần phải đắn đo suy nghĩ, cứ dán vế trên ra vế dưới, đầu câu thành cuối câu, bất chấp nội dung. Thành ra tạo ra những ca dao hổng hiểu gì nhưng cực kỳ hợp lí.
Sản phẩm "cải biên": Cây xanh thì lá cũng xanh/ Chim đậu trên cành, chim hót cũng xanh
Newsfeed hôm nay có: #TEAMthảthính
Thính tràn lan, thính ngập mặt, thính vô bờ bến. Tập hợp những anh tài trong làng bắn tim, ca dao chế nghe ngọt như crush.
Sản phẩm "cải biên": Trên trời có đám mây xanh/ Trong lòng em đã có anh chưa nè?
      Muốn sang thì bắc cầu Kiều/ Muốn bồ chưa có, nhìn về phía tui
Newsfeed hôm nay có: #TEAMtámbìnhphương
Hôm nay có gì, ngày mai chuyện sao, tranh thủ từng phút mà chế ca dao.
Sản phẩm "cải biên": Nhiễu điều phủ lấy giá gương/ Người trong một nước cùng ăn bánh mì
Nghỉ học dài quá ít bài để học, teen rủ nhau “ôn” ca dao tục ngữ ảnh 3

Dùng ca dao phải thật thanh cao

 Giữa cơn lốc nhà nhà người người thi nhau đối đáp ca dao tục ngữ, thì vẫn xuất hiện những “mẻ hỏng” không mặn mà lại kém duyên dáng, vô tình làm xấu đi sự trong sáng của tiếng Việt. Bạn Xuân Trần (Hóc Môn) cho biết: “Mình thực sự khó chịu khi một số bạn chế vô tội vạ, chèn thêm các câu từ xấu xí vào trong ca dao tục ngữ”. Tổng kết trend thì rút ra có một số nguyên tắc nhất quyết nên tuân theo để có “tút” đúng chuẩn ca dao cải biên chất, “ăn” đẫm tương tác.

Ca dao tục ngữ xịn phải giữ một phần nghĩa ban đầu: Hãy remake nhưng đừng thay đổi ý nghĩa ban đầu của ca dao tục ngữ quá nhiều.  Ví dụ để tạo ra ca dao thả thính nhưng nói về sự kiên nhẫn, có ngay luôn “Có công thả thính, có ngày crush theo”.

Ca dao tục ngữ xịn không có ngôn từ xấu xí: Tuyệt đối đừng bỏ những từ ngữ “cá sấu chúa” vào ca dao. Vui vừa thôi, vui quá mất duyên.

Ca dao tục ngữ xịn phải thật xuôi tai: Có thể bạn không biết gieo vần nhưng phải nghe thiệt hợp lý. Có những câu ca dao tục ngữ tuy bắt trend nhưng nghe siêu “kì cục kẹo” như “Gần mực thì đen gần đèn thì đen”.

Công thức gây bão của ca dao tục ngữ: Một chút quen quen từ những lời ông bà xưa để lại kèm với một sự thuận miệng xuôi tai từ vần điệu lục bát, thêm một xíu xiu chuyện đời kịch tính bão giông, thế là ra câu ca chuẩn trend 2020.

Nghỉ học dài quá ít bài để học, teen rủ nhau “ôn” ca dao tục ngữ ảnh 4

Cập nhật ngay "ca dao vàng" cho làng thả thính

Dĩ nhiên trào lưu này không hề bỏ quên các con dân F.A rồi. Vào gom thính để đi rải nè bạn ơi!

Thính sương sương cho crush lạnh lùng

Ớt nào mà ớt chẳng cay

Crush nào mà crush chẳng hay bơ mình

 Thính cho hội bơi lội của trường

Cái cò lặn lội bờ sông

Crush mình lặn lội ở trong tim mình

 Thính cho crush đội văn nghệ

Chim khôn kêu tiếng rảnh rang

Crush khôn hãy hát rằng thương tui nè

Thính cho hội tham ăn

Ai ơi ăn bánh tráng này

Nhớ rằng có đứa trộn ngày trộn đêm

MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Dịp lễ 30/4 - 1/5, Hà Nội có nóng lên tới 41 độ C như ứng dụng thời tiết dự báo?

Dịp lễ 30/4 - 1/5, Hà Nội có nóng lên tới 41 độ C như ứng dụng thời tiết dự báo?

HHT - Nắng nóng sẽ diễn ra tại hầu hết các địa phương trên cả nước trong dịp nghỉ lễ, nếu có kế hoạch du lịch, vui chơi ngoài trời cần chú ý bảo vệ sức khỏe, tăng cường chống nắng tránh nguy cơ say nóng, đột quỵ. Thế nhưng liệu Hà Nội có nóng tới tận 41 độ C như dự báo của các ứng dụng thời tiết?
Thực hư chuyện hai anh em đạp xe hơn 400km tìm mẹ: Gia đình đã tìm thấy con

Thực hư chuyện hai anh em đạp xe hơn 400km tìm mẹ: Gia đình đã tìm thấy con

HHT - Mới đây, mạng xã hội rầm rộ chia sẻ thông tin về 2 bé trai đạp xe từ Điện Biên xuống Hà Nội để đi tìm mẹ. Hai em được một người dân bắt gặp trong bộ dáng mệt mỏi, đói khát nên đưa vào nhà giúp đỡ. Tuy nhiên, theo xác minh mới nhất của Công an huyện Mai Châu, sự thật không đúng như lời kể của hai em.