12 lời khuyên giúp sĩ tử ôn thi hiệu quả

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
Hãy ghi chép lại những vấn đề cần lưu ý, tập trung học từng môn nhưng cũng cần phân bố thời gian nghỉ ngơi hợp lý.

1. Lập thời gian biểu

Xây dựng quỹ thời gian của bạn cho việc học để đảm bảo rằng bạn có thể ôn tập tất cả các vấn đề có trong kì thi, xây dựng kế hoạch khoa học cho từng môn. Nhớ dành một chút thời gian để nghỉ ngơi và tập thể dục thường xuyên. 

2. Ghi chép lại những vấn đề cần lưu ý

Bản đồ tư duy có thể giúp ích cho quá trình này. Khi bạn ghi chép lại một vấn đề nào đó, bạn có thể nghĩ về những kiến thức bạn đang đang viết. Quan trọng hơn cả là nó gợi nhớ kiến thức trong trí nhớ của bạn. Nếu bạn mới học những lưu ý này vào tháng trước và chỉ mới nhận ra rằng chúng sẽ có mặt trong bài thi, ghi chép lại sẽ gợi ý cho bạn khi bạn cần chúng. 

Những thứ được ghi nhớ đôi khi sẽ không giúp ích gì cho bạn nếu như bạn chỉ học theo kiểu học vẹt, nhớ nhưng không hiểu bản chất vấn đề. Vì vậy hãy chắc chắn bạn hiểu những gì mình đang học.

12 lời khuyên giúp sĩ tử ôn thi hiệu quả ảnh 1

3. Học đúng lúc

Đừng cố kiên trì ngồi học khi bản thân quá mệt mỏi. Tốt hơn hết là nên ngủ thật ngon sau những giờ phút học hành căng thẳng, thay vì cố thức tới 2h sáng. Bạn sẽ chẳng nhớ được gì và sẽ thấy hậu quả vào ngày hôm sau.

4. Không học nhồi nhét

Nhồi nhét kiến thức vào đêm trước khi thi thực sự không mang lại hiệu quả bởi vì bạn phải nhớ quá nhiều thông tin cùng một lúc, điều này làm cho trí nhớ bị quá tải và kết quả là bạn sẽ không thu nhận được bất cứ thứ gì. Học từ trước và nghiên cứu nhiều lần là phương pháp hiệu quả nhất để tiếp nhận kiến thức. Đặc biệt với môn Lịch sử và các môn học nhiều lý thuyết thì lời khuyên này là hoàn toàn chính xác.

5. Mỗi môn học có cách học khác nhau

Nếu bạn đang học môn toán thì hãy làm việc theo cách học của môn này. Đừng cố đọc như là bạn đang ngồi trong lớp Lịch sử. Tìm ra các vấn đề sẽ giúp bạn nhớ lâu hơn. Nếu bạn không thể xử lí những khúc mắc trước kì thi bạn cũng sẽ  không thể làm điều tương tự trong lúc đang thi. Đối với những môn tính toán, điều quan trọng là tìm ra được đáp án vì đây là vấn đề cần thiết để biết bạn đã làm được gì.

6. Nếu bạn đang học các môn xã hội, hãy đọc lại các ghi chép hoặc viết lại chúng

Hãy đảm bảo bạn biết rõ bạn đang nói về điều gì chứ không phải chỉ là nhớ những vấn đề có trong ghi chép.

Đừng chỉ đơn giản viết lại chúng nhiều lần. Điều này có khuynh hướng nghiêng về việc ghi nhớ từng từ từng chữ  thay vì những định nghĩa thực tế. Hãy đọc và nghĩ về  cách định nghĩa trong nôi dung ghi chép và sau đó phát biểu lại. 

7. Lựa chọn môi trường học tốt

Làm thế nào để bạn học tốt nhất?  Trong môi trường có âm nhạc hay không? Học trong phòng riêng hay bên ngoài? Có thể bạn sẽ không thể tập trung với môi trường học bị ồn ào. Đây là một số chiến lược giúp bạn quản lí môi trường học tốt:

- Hãy chắc chắn rằng bạn đang học trong một căn phòng sạch sẽ, yên tĩnh và trật tự. Đôi khi ở nhà bạn lại không phải môi trường lí tưởng như vậy. Thư viện thường là một lựa chọn tốt. 

- Không ai khuyến khích các bạn học trong phòng tối. Bật đèn khi học buổi tối, thậm chí cả ban ngày nếu như phòng học không đủ ánh sáng, mở cửa sổ cho thoáng. Mọi người có thiên hướng học và tập trung tốt hơn trong các căn phòng nhiều ánh sáng và oxy. 

12 lời khuyên giúp sĩ tử ôn thi hiệu quả ảnh 2

- Hãy tắt Tivi. Nhiều người thích bật Tivi trong lúc học, điều này có thể giúp ích cho việc học nhưng đôi khi cũng làm mất đi cảm giác tập trung. Về cơ bản, sự kết hợp của cả âm thanh và hình ảnh cùng một lúc sẽ có thể giảm khả năng học tập và gây khó khăn đối với não bộ trong quá trình tiếp nhận thông tin.

- Âm nhạc có nhưng ảnh hưởng khác biệt đối với từng cá nhân. Với nhiều người âm nhạc hỗ trợ chức năng ghi nhớ của não bộ nhưng với những người khác thì ngược lại. Bạn phải quyết định xem bạn nằm trong trường hợp nào. Nếu bạn không thể học mà không có âm nhạc, điều này có thể có những tác động tiêu cực nhỏ tới trí nhớ.

8. Nghỉ ngơi hợp lý

Bạn cần có thời gian để giải trí, và tốt hơn là sẽ tiếp tục học khi tinh thần thoải mái thay vì uể oải cả ngày. Nếu bạn gặp khó khăn trong lúc học, để tránh sự gián đoạn, hãy học trong 20 phút, nghỉ ngơi 10 phút. Bạn cũng có thể linh hoạt thời gian hơn để bản thân cảm thấy thoải mái miễn sao duy trì thời gian học nhiều hơn nghỉ ngơi. Đảm bảo sắp xếp công việc hợp lý, không làm ảnh hưởng tới toàn bộ quá trình học.

9. Lên kế hoạch trước

Luôn luôn tạo ra một kế hoạch trước khi bắt đầu nghiên cứu. Hãy nhớ rằng kế hoạch này phải thực hiện được. Nếu 3 trong 5 bài học được thực hiện dễ dàng và có thể được hoàn thành nhanh chóng, hãy hoàn thành chúng đầu tiên. Sau đó bạn có thể dành nhiều thời gian vào những bài học khó mà không lo lắng về những bài đã học. Thủ thuật nhỏ này sẽ giúp bạn hoàn thành nhiệm vụ  một cách nhanh chóng.

10. Ôn tập các ghi chép

Khi bạn đã hoàn thành một trang ghi chép, trước khi bạn chuyển sang trang tiếp theo, hãy tự hỏi những câu hỏi liên quan đến nội dung trang đó để xem bạn nhớ được những gì. Điều này cũng giúp bạn trả lời câu hỏi rõ ràng hơn giống như bạn đang giải thích cho ai đó. 

11. “Muốn biết phải hỏi”

Nếu có vấn đề còn khúc mắc, hãy hỏi những người hiểu biết về lĩnh vực đó có thể là bạn bè, người thân hay thầy cô. Nếu bạn không hiểu những người đang giúp bạn nói gì, đừng ngại nhờ họ nói chi tiết, rõ ràng hơn.

12. Chuẩn bị  tinh thần chiến đấu

Vào ngày thi của bạn:

- Nhìn lại ghi chép trước khi kỳ thi để các thông tin thực sự vẫn có trong đầu bạn.

- Nghỉ ngơi nhiều vào đêm hôm trước. Ngủ không ngon giấc nhiều đêm có thể gây ra thói quen mất ngủ hoặc ngủ không sâu giấc kéo dài.

12 lời khuyên giúp sĩ tử ôn thi hiệu quả ảnh 3

- Ăn một bữa ăn sáng cân bằng đầy đủ chất như protein, rau , các axit béo omega-3 và chất chống oxy hóa. Bữa sáng có thể bao gồm một món trứng tráng, rau,cá, bánh mì nướng và một quả chuối .

- Nên nhận và đến phòng thi sớm. Dành ít nhất năm hoặc 10 phút để tập trung suy nghĩ trước khi bắt đầu thi. Điều đó có nghĩa là bạn nên vào  trong phòng thi năm đến 10 phút trước khi kỳ thi bắt đầu.

Theo Theo Ione
MỚI - NÓNG
Hà Nội: Một quận có tới 12 trường ngoài công lập
Hà Nội: Một quận có tới 12 trường ngoài công lập
TPO - Ở bậc THPT, Hà Nội hiện có hơn 100 trường tư thục. Trong đó, Quận Nam Từ Liêm có số lượng nhiều nhất với 12 trường. Mức học phí các trường từ 1,8 triệu đồng/ tháng đến gần 600 triệu đồng/ năm. Tuy nhiên, năm học 2024-2025, chỉ có 9 trường được Sở GD&ĐT Hà Nội giao chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10.