Bệnh nặng vẫn hai lần thi đỗ đại học

Bệnh nặng vẫn hai lần thi đỗ đại học
TP - Nhà nghèo lại mang trong mình căn bệnh quái ác: hở vách ngăn mũi, năm ngoái Hoàng Đạt (thôn Lỗ Khê - xã Liên Hà - huyện Đông Anh - TP Hà Nội) từng phải bỏ dở việc học ở Học viện Ngân hàng (22 điểm). Nhưng với quyết tâm hiếm có, năm nay Đạt thi và đỗ vào trường Đại học Y Hà Nội với số điểm 28.

> Cậu học trò không tay 'ngập ngừng' trước cổng trường ĐH
> Nữ sinh khuyết tật đỗ 2 trường ĐH

Nghị lực của chàng trai mồ côi cha

Chẳng có bàn ghế tiếp khách, thấy có người đến chơi cô Hoàng Thị Mai (55 tuổi) mẹ Đạt vội rải chiếc chiếu cũ đã bạc màu xuống nền nhà, rồi pha vội ấm trà mời khách. Thứ có giá trị nhất trong nhà bây giờ là vài tạ thóc đựng trong chiếc thùng to đặt ngay trong nhà với chiếc xe đạp của hai mẹ con.

Những năm học cấp 3 trường THPT Liên Hà, Đạt đều là học sinh khá - giỏi, ngoài những kiến thức ở trên lớp, em còn mượn tài liệu của các bạn về nhà tự làm, thời gian học ở nhà thường từ 8 giờ tối đến 12 giờ. Đầy nghị lực vượt khó nhưng trong người Đạt lại mang căn bệnh quái ác: hở vách ngăn mũi.

Tháng 12/2012 bệnh tái phát không có tiền chữa trị. Phải chờ đến tháng 3/2013 bệnh quá nặng Đạt phải vào viện phẫu thuật. Hai tháng sau Đạt lại trải qua ca phẫu thuật tai ở Bệnh viện Việt Nam – Cu Ba do mũi nhiễm khuẩn lan sang tai và có nguy cơ bị điếc. Cũng chính vì việc phải nghỉ điều trị bệnh mà Đạt phải xin bảo lưu kết quả học tập năm đầu tiên ở trường ĐH Ngân hàng.

Đạt mồ côi cha. Lên cấp 1 em đã theo mẹ ra đồng, đến cấp 3 mẹ không cho em ra đồng nữa, chỉ khuyên em cố gắng đi học, Đạt chia sẻ.

Gánh nặng học phí

Cô Mai, mẹ Đạt làm công nhân vệ sinh môi trường đã được 12 năm. Công việc của cô là thu gom rác của hơn 200 hộ dân, ngày nào cũng dậy sớm từ 4-5 giờ sáng, có khi 1 giờ trưa hay 6 giờ tối xe thu gom rác đến người ta gọi lại bỏ bữa cơm chạy ra giúp mọi người đổ rác lên xe.

Lương thấp, nhà lại bao thứ phải chi tiêu, lại còn dành dụm để đủ tiền khám bệnh và thuốc men cho Đạt, cô Mai chia sẻ.

Hai mẹ con chỉ còn trông vào 7 sào ruộng để có gạo ăn và bán lấy tiền sinh hoạt hàng ngày. Khi Đạt nhận giấy báo vào đại học, cô Mai nói mình vui đến chảy nước mắt nhưng cũng lo đến thắt ruột vì không biết bấu víu vào đâu lấy tiền trang trải học phí cho con.

Một năm ở nhà, sống chung với căn bệnh mỗi khi trái gió trở trời, Hoàng Đạt không những giúp mẹ làm việc nhà, cấy gặt mùa lúa, em còn đi làm gia sư dạy thêm cho các em lớp 12 ôn thi đại học để có tiền phụ giúp mẹ và lấy tiền đi xe buýt. Trong các học trò của Đạt có em đỗ Học viện Tài chính với 22 điểm.

Vài hôm nữa là bắt đầu năm học Đạt sẽ làm đơn xin được ở trong ký túc xá của trường để tiết kiệm chi phí thuê nhà. Nhưng hình như việc này cũng hơi khó bởi nhà trường lại ưu tiên những học sinh ở tỉnh ngoài nên em ở cùng một bạn ở gần nhà và chờ cơ hội có bạn trong KTX chuyển ra ngoài để thế chỗ.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Cải tạo chung cư cũ: 'Hời hợt, vô cảm thì 5-10-15 năm sau vẫn thế thôi'
Cải tạo chung cư cũ: 'Hời hợt, vô cảm thì 5-10-15 năm sau vẫn thế thôi'
TPO - “Nếu cán bộ quan tâm đến công việc, hay như tôi nói ở hội nghị Ban Chấp hành là có tình yêu với Hà Nội thì tự khắc đứng dậy, khắc có trách nhiệm với nhân dân, khắc giải quyết các vướng mắc, tồn tại. Nếu cứ chung chung, hời hợt, vô cảm thì 5-10-15 năm sau vẫn thế thôi, không làm được” - Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng nói.