‘Các thí sinh rất cá tính và năng động’

‘Các thí sinh rất cá tính và năng động’
Là người đã từng tham gia làm giám khảo nhiều cuộc thi sắc đẹp dành cho sinh viên, PGS.TS nhân trắc học Mai Văn Hưng- giám đốc Trung tâm Nhân học và Phát triển trí tuệ, trường đại học Giáo dục đã tham gia với tư cách là thành viên Ban giám khảo Cuộc thi “Nữ sinh viên Việt Nam duyên dáng 2013”.

‘Các thí sinh rất cá tính và năng động’

Là người đã từng tham gia làm giám khảo nhiều cuộc thi sắc đẹp dành cho sinh viên, PGS.TS nhân trắc học Mai Văn Hưng- giám đốc Trung tâm Nhân học và Phát triển trí tuệ, trường đại học Giáo dục đã tham gia với tư cách là thành viên Ban giám khảo Cuộc thi “Nữ sinh viên Việt Nam duyên dáng 2013”.

PGS.TS nhân trắc học Mai Văn Hưng cùng NSND Minh Hòa tại vòng sơ khảo Cuộc thi “Nữ sinh viên duyên dáng Việt Nam 2013” tại thành phố Buôn Ma Thuột
PGS.TS nhân trắc học Mai Văn Hưng cùng NSND Minh Hòa tại vòng sơ khảo Cuộc thi “Nữ sinh viên duyên dáng Việt Nam 2013” tại thành phố Buôn Ma Thuột.

Chúng tôi đã cuộc phỏng vấn dành cho PGS.TS nhân trắc học Mai Văn Hưng sau hai ngày thi sơ khảo “Nữ sinh viên Việt Nam duyên dáng 2013” tại Nha Trang và Buôn Ma Thuột.

PV: Cuộc thi “Nữ sinh viên duyên dáng Việt Nam 2013” được coi là sân chơi bổ ích, mới mẻ và hấp dẫn dành cho các bạn nữ sinh ở các trường đại học trên toàn quốc. Vậy theo anh điểm khác biệt giữa Cuộc thi “Nữ sinh viên duyên dáng Việt Nam 2013” với các cuộc thi sắc đẹp khác ở Việt Nam?

PGS.TS Mai Văn Hưng: Lâu nay, trong các cuộc thi dành cho các bạn sinh viên, người ta ít quan tâm đến vẻ đẹp về mặt tri thức. Cuộc thi “Nữ sinh viên duyên dáng Việt Nam 2013” là một cuộc thi có ý nghĩa lớn và mang tính chất quảng bá xã hội rộng lớn. Với chủ đề “vẻ đẹp thông minh” cuộc thi đề cao đến vẻ đẹp trí thức của các bạn sinh viên, qua đó thể hiện tư duy năng động của lớp trẻ Việt Nam hiện nay. Đây là điểm khác biệt của cuộc thi này với các cuộc thi dành cho sinh viên trước đây.

PV: Phần thi trắc nghiệm nhân trắc học là một phần yêu cầu thí sinh phải có sự am hiểu kiến thức rất rộng, vậy ông cho rằng điều gì mà các thí sinh cần chuẩn bị nhất trong phần thi này?

PGS.TS Mai Văn Hưng: Nhân trắc học là một lĩnh vực tương đối mới. Nó không phải là mới trên thế giới nhưng mà ở Việt Nam thì chúng ta mới áp dụng. Trong nhân trắc học thì có 2 phần. Một phần là nhân trắc về hình thể và một phần nữa là nhân trắc về tinh thần. Trong các cuộc thi người đẹp trước đây người ta chỉ quan tâm đến nhân học về hình thể tức là các phép đo để có được chiều cao, cân nặng và các vòng trên cơ thể. Còn trong Cuộc thi “Nữ sinh viên duyên dáng Việt Nam 2013” thì tiến hành phép đo về tinh thần thông qua các trắc nghiệm về chỉ số IQ, EQ, tức là các chỉ số về thông minh và chỉ số về cảm xúc. Tôi cho rằng điều quan trọng là các thí sinh phải có sự am hiểu về mọi lĩnh vực và cần phải bảo vệ quan điểm và lập luận riêng của mình.

PV: Ông đánh giá thế nào về phần thi trang phục và giới thiệu bản thân, trả lời ứng xử trước Ban giám khảo của các thí sinh ở vòng sơ khảo cuộc thi “Nữ sinh viên Việt Nam duyên dáng 2013” tại điểm thi Nha Trang và Buôn Ma Thuột?

PGS.TS Mai Văn Hưng: Người ta nói rằng đẳng cấp thể hiện trong từng chi tiết. Qua cách trình diễn và nhìn những bộ trang phục các thí sinh chọn đến thể hiện trong cuộc thi thì tôi thấy rằng các em đã có sự chuẩn bị rất kỹ lưỡng, hợp với hình thể của mình. Còn trong phần giới thiệu bản thân thể hiện khả năng giao tiếp và trả lời ứng xử trước Ban giám khảo, các thí sinh thể hiện rất rõ cá tính, sự năng động trong cách giao tiếp cũng như cách trả lời câu hỏi của các thành viên trong ban giám khảo.

PV: Vậy điểm gì khiến ông ấn tượng nhất với các bạn thí sinh tham dự vòng sơ khảo cuộc thi “Nữ sinh viên Việt Nam duyên dáng 2013” tại Nha Trang và Buôn Ma Thuột?

PGS.TS Mai Văn Hưng: Tôi đã đi qua rất nhiều vùng của đất nước và thấy rằng tà áo dài không còn chỉ là đặc trưng của Việt Nam mà nó còn mang cả đặc trưng của vùng miền. Đến mỗi điểm thi của cuộc thi “Nữ sinh viên Việt Nam duyên dáng 2013” thì sự thể hiện trang phục trong tà áo dài của các thí sinh đều có sự thay đổi. Chẳng hạn như ở các điểm thi Thái Nguyên, Hà Nội, Đà Nẵng, Nha Trang thì tà áo dài thướt tha của các thí sinh có màu của biển gam màu thường trắng và xanh. Còn ở điểm thi Buôn Ma Thuột thì các em thường mặc các màu sẫm hơn hoặc là những màu như màu tím, màu nâu rồi màu tím đỏ mang sắc thái của vùng Tây Nguyên. Đặc biệt có một số nữ sinh có cách điệu của áo dài để phù hợp với phong tục, tập quán của người dân tộc cũng như là những người kinh sống lâu năm ở trên vùng đất bazan này.

PV: Cảm ơn ông đã trả lời phỏng vấn

P.V

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG