Chuyện của 'Cô đồ' thời @

Chuyện của 'Cô đồ' thời @
TP - Tên cha mẹ đặt cho là Nguyễn Ngọc Bích Dung (SN 1981), nick trên facebook nghe khá… Tây là Captain Bear, theo lời Dung là “Thuyền trưởng gấu” dù cô nhỏ nhắn, yểu điệu chả có gì là của… gấu cả.

> Nước mắt cô giáo trẻ người Mông
> Tâm sự “đắng lòng” của một người thầy

Nhưng học trò của Dung lại thích gọi Dung là “Cô đồ” bởi hồi nhỏ, Dung mê hình ảnh ông đồ cầm sách giảng bài cho mấy đứa trẻ.

“Cô đồ” và lớp học của mình
“Cô đồ” và lớp học của mình.

Thích nghề dạy học nhưng cha mẹ lại định hướng cho làm nghề khác nên “Cô đồ” đã theo học khoa Anh văn của trường Đại học Khoa học Xã hội Nhân văn TPHCM. Năm nhất của đại học, “Cô đồ’ đã muốn tự khẳng định mình nên đi dạy thêm Anh văn. Và quả thực “Cô đồ” đã tỏ ra hợp với nghề dạy thêm Anh văn khi học trò mỗi ngày một đông. Dù đang là sinh viên nhưng lúc nào “Cô đồ” cũng có vài lớp để dạy kèm.

Tốt nghiệp đại học, vẫn ngoan ngoãn nghe lời cha mẹ, “Cô đồ” đi tìm việc làm, từ làm thư ký cho một công ty may tư nhân cho đến nhân viên đặt phòng tại một khách sạn hàng đầu ở TPHCM. Lương khá cao nhưng vẫn chán, xin nghỉ. Cô bảo: “Tôi đi xin việc làm bởi vì… sỹ diện. Bạn bè ra trường gặp nhau toàn hỏi đang làm ở đâu? Đứa làm khách sạn lớn, đứa làm công ty nước ngoài nghe sang trọng lắm, oai lắm. Còn tôi tôi chỉ thích mở lớp dạy thêm nhưng chẳng lẽ lại bảo là mình đi dạy thêm thì bạn bè lại tưởng mình vẫn thất nghiệp. Nhưng rồi tôi đã chọn nghề dạy học”.

“Cô đồ” thời… @ không còn dáng dấp của ngày xưa với áo dài khăn đóng guốc mộc mà là luôn xinh xắn điệu đà trong bộ đồ thời trang hợp mốt, tay thì luôn kè kè Smartphone với Ipad và lướt web tưng bừng.

Không có bằng về sư phạm, “Cô đồ” tự mở mang kiến thức bằng cách đi học cao học, rồi học thêm các khoá học về ứng dụng giảng dạy ngôn ngữ. Từ những gì đã học và tự nghiên cứu, “Cô đồ” đã ứng dụng một kỹ năng dạy mới cho lớp học của mình: Đó là kỹ năng tương tác giữa thầy và trò. “Cô đồ” thời… @ ứng dụng khoa học kỹ thuật khá hiện đại vào lớp học của mình khi cho các học trò nghe giảng bằng công nghệ Multimedia. Học trò nghe giảng từ video clip rồi phân tích, phán đoán từ ngữ, cú pháp và tự trao đổi, trả lời theo hướng dẫn của cô. Học sinh phải tự làm bài ở nhà, phải tự nghe, phải lên trước lớp để tự diễn giải các vấn đề của bài học.

Tới nay “Cô đồ” đã có trên 300 học sinh ổn định và được chia thành 9 lớp. Không có người phụ giảng, mình “Cô đồ” đảm nhiệm tất cả, từ soạn giáo án cho tới kiểm tra, chấm bài và đứng lớp. Đông quá nên nhiều lúc không dám nhận thêm học trò. Trước sự lớn mạnh của lớp “Cô đồ”, đã có doanh nhân nước ngoài đặt vấn đề hợp tác để mở hẳn một ngôi trường dạy Anh văn. Nhưng “Cô đồ” đã từ chối vì cảm thấy mình chưa đủ sức tham gia. “Tôi hy vọng bao giờ có đủ vốn, tôi sẽ tự mở trường để tôi tự làm chủ chứ không muốn lệ thuộc vào bất cứ ai” - “Cô đồ” bảo.

Giờ đây, tuy trường Captain Bear School chưa hình thành, vẫn chỉ là lớp học thêm tại nhà riêng nhưng “Cô đồ” đã tự tay thiết kế một trang web khá hoành tráng để quảng bá cũng như là nơi để cô chia sẻ kinh nghiệm dạy học. Thậm chí nơi đây còn để học trò cùng vào để học bài, để mọi người cùng tham gia diễn đàn.

Và vì thế, thời gian của “Cô đồ” dù đã khá eo hẹp bởi lớp học đã tiếp tục bị chia sẻ khi cô đảm nhận thêm công việc quản trị trang web, thậm chí còn làm… tư vấn cho học trò trong những vấn đề đời thường bằng tiếng Anh.

“Cô đồ” thời… @ không còn dáng dấp của ngày xưa với áo dài khăn đóng guốc mộc mà là luôn xinh xắn điệu đà trong bộ đồ thời trang hợp mốt, tay thì luôn kè kè Smartphone với Ipad và lướt web tưng bừng.

Hiện đại thế nhưng “Cô đồ” vẫn có chút cổ kính quê mùa khi không biết đi xe máy và chỉ thích ăn những món ăn dân dã do mẹ nấu. Chỉ có một nét của “Cô đồ” giống với các ông đồ ngày xưa có lẽ là sự hết mình cho học trò.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG