'Cô Tiên' hái ớt thuê kiếm tiền vào đại học

'Cô Tiên' hái ớt thuê kiếm tiền vào đại học
Sinh ra trong gia đình thuần nông thuộc hộ nghèo, suốt 12 năm học, Cẩm Tiên luôn là học sinh giỏi. Kỳ thi ĐH vừa qua, Tiên đỗ 2 trường ĐH và được xét tuyển thẳng một trường khác. Hiện em tranh thủ đi hái ớt thuê với hy vọng kiếm tiền làm thủ tục nhập học.

'Cô Tiên' hái ớt thuê kiếm tiền vào đại học

Sinh ra trong gia đình thuần nông thuộc hộ nghèo, suốt 12 năm học, Cẩm Tiên luôn là học sinh giỏi. Kỳ thi ĐH vừa qua, Tiên đỗ 2 trường ĐH và được xét tuyển thẳng một trường khác. Hiện em tranh thủ đi hái ớt thuê với hy vọng kiếm tiền làm thủ tục nhập học.

Dù gia đình khó khăn, một buổi đi học một buổi ra đồng phụ mẹ nhưng suốt 12 năm liền, Cẩm Tiên luôn là học sinh giỏi toàn diện
Dù gia đình khó khăn, một buổi đi học một buổi ra đồng phụ mẹ nhưng suốt 12 năm liền, Cẩm Tiên luôn là học sinh giỏi toàn diện.
 

Theo lời giới thiệu của Ban Chấp hành Đoàn trường và Hội Khuyến học tỉnh Tiền Giang, chúng tôi tìm đến ấp Bà Lắm, xã Phú Thạnh, huyện Tân Phú Đông (một huyện nghèo của tỉnh Tiền Giang) để tìm gặp em Nguyễn Thị Cẩm Tiên, cựu học sinh lớp 12 A1 Trường THPT Phú Thạnh. Tiên vừa trúng tuyển 3 trường đại học nhưng có nguy cơ dở dang việc học vì hoàn cảnh gia đình rất khó khăn.

Cẩm Tiên sinh ra trong một gia đình thuần nông thuộc diện hộ nghèo. Nhà có 1.800 m2 ruộng nhưng bị nhiễm mặn chỉ sản xuất được một vụ lúa. Vì thế, cha mẹ Tiên phải bỏ ruộng để đi làm thuê kiếm sống và nuôi 2 chị em Tiên đi học. Việc làm thuê của ba mẹ cũng mang tính thời vụ, bấp bênh không ổn định.

Cẩm Tiên rất giàu nghị lực vì thế em chỉ mong mình vượt qua
Cẩm Tiên rất giàu nghị lực vì thế em chỉ mong mình vượt qua "ải" thủ tục nhập học, khi lên Sài Gòn, em sẽ vừa đi học vừa làm thêm sẽ trang trải được chi phí học tập.
 

Hàng ngày, ba của em Tiên là ông Nguyễn Phú Bình nhận xịt thuốc, lái máy cày thuê cho bà con nông dân quanh vùng khi vào mùa. Nhưng thời gian gần đây, do lao động nặng nên ông bị đau khớp và đau cột sống, sức khỏe yếu nên việc làm cũng bị hạn chế. Mẹ em là bà Lê Thị Ích thì đi nhổ cỏ, trồng xả, hái ớt… Sống bám vào cái nghề “thợ đụng” nên dù cố gắng lắm nhưng gia đình Tiên vẫn không “thoát” được cái sổ hộ nghèo do chính quyền xã cấp.

Thương cha mẹ vất vả, hiểu được hoàn cảnh của gia đình, Tiên rất chăm ngoan và hiếu thảo. Ba mẹ bận việc làm thuê, việc nhà giao lại cho hai chị em Tiên tự lo. Là chị lớn nên Tiên có phần vất vả hơn. Sáng đi học ở trường, trưa về ăn vội chén cơm là Tiên vội vã ra đồng phụ mẹ nhổ cỏ hay hái ớt thuê hay cắt sả bó lọn kiếm thêm chút tiền công mua quần áo, sách vở để đi học. Chiều về, em còn phải lo việc nấu cơm, giặt giũ, bảo ban và kèm cặp em trai học.

Không phụ lòng mong mỏi của ba mẹ, với sự thông minh và nghị lực mạnh mẽ, Tiên đã liên tục phấn đấu vượt khó trong học tập và rèn luyện vượt khó. Những giọt mồ hôi mặn, những ngón tay chai sần để có được số tiền trang trải cho việc học tập của Tiên đã không uổng phí khi trong 12 năm đi học, em luôn đạt danh hiệu học sinh giỏi toàn diện. Điểm bình quân của em bao giờ cũng trên 8,5. Năm 2011 - 2012, Tiên còn đạt giải Ba trong kì thi học sinh giỏi cấp tỉnh môn Giáo dục công dân.

Vì không muốn tử bỏ ước mơ giảng đường em đã viết đơn xin học bổng của Hội Khuyến học tỉnh Tiền Giang và Hội đã giới thiếu đến bạn đọc Dân trí để tiếp sức cho Cẩm Tiên
Vì không muốn tử bỏ ước mơ giảng đường em đã viết đơn xin học bổng của Hội Khuyến học tỉnh Tiền Giang và Hội đã giới thiếu đến bạn đọc Dân trí để tiếp sức cho Cẩm Tiên.
 

Đặc biệt trong kì thi tuyển sinh đại học và cao đẳng năm 2013, Tiên đã lập thành tích đáng khâm phục, trở thành niềm tự hào cho gia đình, nhà trường, bà con ở cái xã nghèo Phú Thạnh khi cùng lúc trúng tuyển vào 3 trường đại học ở TPHCM. Trong đó em đỗ ĐH Kinh tế (khối A, ngành Kế toán với tổng điểm là 21,5), ĐH Nông lâm (khối B: 21,5 điểm). Ngoài ra, Tiên được xét tuyển thẳng vào Trường ĐH Bách khoa vì em đã đạt được các yêu cầu như: 3 năm THPT đều đạt loại giỏi, điểm bình quân của các môn Toán, Lý, Hóa đều trên 7,5 và đạt danh hiệu học sinh giỏi cấp tỉnh (xét tuyển thẳng dành cho học sinh huyện nghèo theo quyết định số 615/QĐ-TTg ngày 25/4/2011 của Thủ tướng Chính phủ). Mặc dù được xét tuyển thẳng nhưng Tiên vẫn đăng kí thi tuyển vào 2 trường Nông lâm và Kinh tế ở cả 2 khối thi A, B để thử sức mình và em đã trúng tuyển.

Hôm chúng tôi đến thăm, Tiên đang đi hái ớt thuê, Tiên cho biết: “Tranh thủ thời gian chưa nhập học, em đi hái ớt thuê. Mỗi ngày, em ra đồng từ sáng đến 11h vì trưa nắng lên không hái được nữa. Mỗi bữa hái ớt, em được trả tiền công từ 40.000 đồng đến 50.000 đồng, nhưng 4 ngày thì mới hái được 1 lần. Sau đó, nếu chủ vựa có kêu lựa ớt hay bó sả thì em cũng làm với hi vọng kiếm được tiền để đóng học phí, làm thủ tục nhập học…”.

Hỏi về bí quyết học tập, Tiên cho biết, do phải đi làm thuê, nên em phải biết sắp xếp thời gian một cách hợp lý. Sáng học ở trường thì em cố gắng tập trung để nghe giảng. Tối đến, em xem lại bài ngay để nhớ và khắc sâu kiến thức và làm bài tập các môn như Toán, Lý, Hóa. Còn các môn xã hội thì em thường học bài vào lúc khuya. Ngoài ra, em thường lên thư viện của trường mượn sách và tài liệu về để đọc và tham khảo thêm. Phương châm học tập của em là “cần cù bù thông minh”…

Khi được hỏi, em đã chuẩn bị gì cho việc học sắp tới của mình, Tiên bộc bạch: Chỉ còn một thời gian ngắn nữa là em phải làm thủ tục nhập học. Nhà em còn đang mang nợ ngân hàng (ba mẹ vay tiền cho 2 chị em Tiên đi học - PV) nên không thể vay được nữa. Còn vay tiền chính sách xã hội dành cho sinh viên nghèo thì cần phải có thời gian để làm thủ tục. Số tiền làm thuê mà em dành dụm được chỉ vỏn vẹn hơn 1 triệu đồng, ba mẹ em đang cố đi vay bên ngoài để cho em có đủ lệ phí nhưng không biết có vay được hay không?

Ngậm ngùi nhìn ba mẹ, Tiên nói tiếp: “Nếu có điều kiện lên Sài Gòn học, em sẽ xin vào kí túc xá để đỡ tiền thuê nhà. Sau khi ổn định, em sẽ tìm chỗ dạy kèm kiếm tiền trang trải cho việc học để ba mẹ bớt phần vất vả. Với em, được đến trường là một niềm hạnh phúc. Em chỉ mong mình việc học của mình được tiếp tục, ra trường em sẽ về quê hương công tác, đem hiểu biết của mình xây dựng vùng biển quê em ngày càng phát triển hơn”.

Theo Nguyễn Hành - Diệu Hiếu
Dân Trí

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.