Đâm chém tại giảng đường: Sống trong sợ hãi!

Đâm chém tại giảng đường: Sống trong sợ hãi!
Đây không chỉ là tâm trạng của “người trong cuộc” mà còn là mối lo ngại mà cả xã hội cần phải quan tâm và tìm biện pháp giải quyết.

Đâm chém tại giảng đường: Sống trong sợ hãi!

> Tội ác bắt nguồn từ môi trường sống
> 9X giết người vì lời trêu chọc

Đây không chỉ là tâm trạng của “người trong cuộc” mà còn là mối lo ngại mà cả xã hội cần phải quan tâm và tìm biện pháp giải quyết.

Hàng loạt vụ án mạng nghiêm trọng xảy ra ngay tại giảng đường đại học
Hàng loạt vụ án mạng nghiêm trọng xảy ra ngay tại giảng đường đại học.

Trong tuần qua, tại Bắc Giang lại tiếp tục xảy ra một sự việc bạo lực học đường chấn động dư luận. Thủ phạm của vụ án mạng là em Nguyễn Thị Hoa (16 tuổi), học sinh lớp 10 của Trung tâm giáo dục thường xuyên huyện Lục Nam. Hoa học cùng lớp với Nguyễn Thị Hiền nên hai người có mâu thuẫn.

Trưa 18-1, sau giờ học, Hoa hẹn Hiền gặp nhau nói chuyện bên ngoài cổng trường. Khi hai người đang cãi nhau, Nguyễn Thị Hà (học lớp 11) ở trường dân lập gần đó đi ngang qua nên vào can ngăn. Yếu thế hơn, Hoa liền rút dao đâm Hà vào ngực, sau đó lại đâm Hiền. Hà tử vong tại bệnh viện trong khi Hiền bị thương nặng.

Trước đó, chỉ trong chưa đầy 1 tháng, cả nước đã diễn ra ba vụ sinh viên đâm chém nhau ngay trên giảng đường đại học, cao đẳng và trong ký túc xá – nơi ở được sự quản lý trực tiếp của nhà trường. Những sự việc đau lòng này khiến các bậc phụ huynh và sinh viên đang theo học tại các trường này hết sức lo lắng và sợ hãi. Đây không chỉ là tâm trạng của “người trong cuộc” mà còn là mối lo ngại mà cả xã hội.

Phụ huynh lo lắng: Môi trường sư phạm không an toàn

Trò chuyện cùng anh Trần Văn Tân (Nam Định), là phụ huynh của một sinh viên đang theo tại ĐH Kinh doanh Công nghệ, và chị Nguyễn Thị Thu Hương (Yên Bái), có con đang theo học lớp K43 ATK HN4, được nhà trường tổ chức cho thực tập tại CĐ Công nghệ và Kinh tế Thái Nguyên; chúng tôi được cảm nhận được sự lo lắng của những bậc làm cha làm mẹ.

Anh Trần Văn Tân tâm sự: “Gia đình bao giờ cũng muốn cho con học ở môi trường nghiêm túc, học hành tốt, có tương lai triển vọng. Tuy nhiên, trong môi trường sư phạm mà có tệ nạn như vậy thì mọi người cũng rất lo lắng”.

Theo anh, khi các em sinh viên chứng kiện sự việc đó chắc chắn cũng sẽ rất bất an. Tâm lý này khiến các bạn không thể tập trung vào học tập vì “lo sợ không biết chuyện gì sẽ xảy ra”. Do đó, gia đình hoàn toàn không muốn cho con em học tập ở môi trường như thế.

Anh Tân còn nhấn mạnh: “Nếu nhà trường không có biện pháp xử lý triệt để, chúng tôi sẵn sàng cho con em mình nghỉ học, chuyển sang một môi trường sư phạm an toàn hơn”.

Chị Nguyễn Thị Thu Hương đại diện cho nhiều phụ huynh khác của lớp chia sẻ: “Bản thân có con em đã chứng kiến và gặp phải tình huống này nên chúng tôi đang rất bức xúc, bởi sự việc làm ảnh hưởng đến tâm lý và quá trình học tập của các cháu”.

Chị Hương cũng như các bậc phụ huynh khác lo lắng: “Chúng tôi đã tin tưởng các cháu sẽ an toàn vì tất cả đều ở trong ký túc xá, nhưng không ngờ lại có chuyện thương tâm như vậy xảy ra. Giả sử, các cháu ở ngoài không biết còn có những mối nguy hiểm nào”.

Thậm chí, chị còn cho biết trước khi cho con đi thực tập, gia đình đã tìm hiểu và nhận thấy tình hình an ninh ở Thái Nguyên khá phức tạp, vì vậy yêu cầu con mình bỏ tất cả tư trang, quần áo đắt tiền ở nhà và chỉ cho mang những bộ đồ giản dị, đủ ấm.

Gia đình anh Tân và chị Hương đều nhận thức được việc các em đi học xa nhà, sống trong môi trường tập thể không tránh khỏi những va chạm và luôn dạy dỗ con em mình cần tránh những xô xát không cần thiết, luôn sống lành mạnh, cởi mở và thân thiện với bạn bè.

Qua sự việc này, các phụ huynh đều đặc biệt căn dặn con mình nếu sự việc tương tự xảy ra phải báo ngay cho giáo viên, nhà trường, và người có thẩm quyền giải quyết giúp, không được manh mún, tự phát mà phải biết kiềm chế bản thân.

Sinh viên sợ hãi: không làm gì vẫn có thể gặp “tai họa”

Nguyễn Văn An (sinh viên khoa Quản lý kinh doanh, ĐH Kinh doanh Công nghệ) và Thu Trang (lớp trưởng K43 ATK HN4) là những người trực tiếp chứng kiện các sự việc, đều tỏ ra sợ hãi trước vấn nạn bạo lực học đường nghiêm trọng này.

Khi nhớ lại sự việc này, An vẫn còn rất bàng hoàng: “Trường em từ trước đến nay chưa bao giờ có một sự việc nghiêm trọng như vậy. Vì vậy hầu hết các bạn sinh viên đều bất ngờ, hoang mang và lo sợ. Bởi nguyên nhân dẫn đến sự việc đau buồn này chỉ vì nhìn đểu, bênh bạn”.

Cậu sinh viên này cho rằng sự việc này không chỉ gây ra nỗi ám ảnh đối với sinh viên, mà còn khiến cho nhiều người có thành kiến không tốt với trường.

Bạn Thu Trang cũng cùng tâm trạng chia sẻ: “Cả lớp em đều rất sốc, chúng em mới đến đó thực tập từ buổi sáng, vậy mà đến tối đã bị các bạn đánh đập dã man. Mặc dù, từ lúc đến trường, chúng em chỉ kịp nói chuyện với các thầy cô giáo hướng dẫn, chưa hề xích mích với bất cứ ai”.

Trang cũng cho biết, hiện nay tâm lý của các bạn trong lớp cũng đã ổn định và trấn tĩnh lại, nhưng tất cả đều không muốn quay trở lại trường để thực tập.

Qua những sự việc đau lòng này, hai bạn đều cho rằng trong cuộc sống của sinh viên không thể tránh được những hiểu lầm, va chạm, thậm chí xô xát nhau. Nhưng các sinh viên này lại có hành vi côn đồ, bạo lực, rất dã man dẫn đến án mạng như vậy thì pháp luật không thể tha thứ và nên bị trừng trị nghiêm.

Kiến nghị đối với nhà trường và Bộ GD-ĐT

Tất cả các phụ huynh đều muốn con mình được học tập trong môi trường sư phạm an toàn, trong sạch, nhưng khi sự việc đáng tiếc xảy ra, họ cho rằng nhà trường phải đứng lên và chịu trách nhiệm chính. Cụ thể nhà trường cần lập ra nội quy, quy định chặt chẽ, đồng thời các thầy cô giáo phải luôn để ý, quan tâm, nếu có bất cứ dấu hiệu xấu phải nhắc nhở và giải quyết sớm không nên để lớn chuyện.

Không những thế, anh Nguyễn Văn Tân còn cho rằng: “Nhà trường nên quảng bá rộng về “cái tình” của sinh viên với nhau, cần phải sống có tình người, bạn bè cần giúp đỡ, thân thiện với nhau, biết bảo vệ nhau trong cuộc sống và học tập”.

Mặc dù trách nhiệm lớn nhất thuộc về nhà trường, nhưng đa số các phụ huynh đều cho rằng Bộ GD-ĐT cũng cần có những chỉ đạo để quán triệt chặt chẽ vấn đề này, và cần nêu rõ cách xử lý như thế nào, để nhà trường lấy đó làm gương, thậm chí có thể xử lý nhà trường vì đã để những sự việc này xảy ra.

Đối với các sinh viên là nạn nhân hoặc đang theo học tại các trường xảy ra vụ việc, đều cho rằng các thầy cô giáo nên truyền đạt, hướng dẫn các bạn các kỹ năng, cách xử lý khi có sự cố.

Sinh viên Nguyễn Văn An đề nghị: “Em chỉ mong nhà trường có biện pháp để xử lý triệt để sự việc trên. Cụ thể, trường em đã có kế hoạch đặt camera ở những vị trí khuất, trong từng lớp học để thường xuyên theo dõi được diễn biến, tình hình trong trường để dễ dàng trở tay khi có chuyện xảy ra”.

Nam sinh này đặc biệt nhấn mạnh việc giáo viên chủ nhiệm, cán bộ lớp cần nắm được những sinh viên côn đồ, “đàn anh, đàn chị” trong lớp, để báo cáo cho nhà trường quản lý, theo dõi và kịp thời ngăn chặn những hành vi sai trái.

Còn Thu Trang cho rằng: “Nhà trường nên ra nội quy của ký túc nghiêm khắc hơn. Ví dụ không được mang bất cứ hung khí nào trong ký túc xá, khi ra vào cổng trường bảo vệ cần chú ý hơn. Trong ký túc xá cũng có những ngõ ngách, góc khuất cũng cần được kiếm tra, quản lý bởi khi sự việc xảy ra rất nhiều ống tuýp, giáo, gậy được tìm thấy ở những nơi này”.

Nữ sinh này hy vọng dù có bất cứ chuyện gì, thầy cô, các chú bảo vệ, có thể đến kịp thời để giải quyết, bởi nếu bị phát hiện sớm sự việc chắc chắn sẽ không nghiêm trọng như vậy.

Theo An Hoàng
Infonet

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG