Gặp nạn vì những trò nghịch dại

Từ khi còn nhỏ, anh Tuấn (người lái chiếc "mô tô tự chế" bên trái) và nhóm bạn cùng quê rất thích những đồ chơi tự chế như thế này. Ảnh: Kenny Nguyễn
Từ khi còn nhỏ, anh Tuấn (người lái chiếc "mô tô tự chế" bên trái) và nhóm bạn cùng quê rất thích những đồ chơi tự chế như thế này. Ảnh: Kenny Nguyễn
Một lần dùng diêm sinh để chế pháo, Tuấn (quê Bảo Lộc, Lâm Đồng) đã phải nhập viện cấp cứu vì bị bỏng nặng từ bả vai xuống cánh tay.

Anh Tuấn (22 tuổi) hiện là nhân viên sửa chữa ôtô ở một gara tư nhân cho biết, từ khi còn là học sinh, anh rất thích chế tạo và sử dụng pháo. Khi nghe bạn bè cùng xóm truyền tai nhau về công thức chế tạo pháo nổ, Tuấn rất thích và mày mò tìm mọi cách làm pháo "để đốt chơi cho vui ba ngày xuân".

Sau nhiều lần thử nghiệm không thành, cuối cùng Tuấn chế ra được một quả pháo, song cũng chính lần ấy anh đã gặp tai nạn nhớ đời.

Gặp nạn vì những trò nghịch dại ảnh 1

Một trò chơi nguy hiểm thường gặp của các nam sinh. Ảnh: cắt từ clip

"Sau khi kỳ công cuốn xong quả pháo giấy với diêm sinh, mình tìm lửa để thử pháo. Xuống bếp thấy có nồi khoai mẹ đang luộc bằng bếp củi, mình ném quả pháo vào rồi ba chân bốn cẳng chạy lẹ. Nhưng quả pháo bị gác lên một khúc củi và lăn ra ngoài.

Thấy thế mình chạy gần, dùng ống thổi lửa hất quả pháo vào giữa bếp cho cháy. Ai ngờ quả pháo gặp lửa phát nổ khiến nồi khoai vỡ toang. Kết quả là mình bị bỏng nặng từ vai xuống cánh tay, phải đi viện cấp cứu", anh Tuấn hồi tưởng. Và đó cũng là lần cuối cùng anh đốt pháo.

Mấy ngày qua, câu chuyện về vụ nổ thương tâm ở một khu trọ sát ĐH Bách khoa TP HCM khiến 4 sinh viên thiệt mạng, trở thành chủ đề được bàn tán nhiều trong giới trẻ Sài Gòn. Theo nhận định ban đầu, nam sinh Đoàn Trọng Hiếu (ĐH Bách khoa) đã cùng nhóm bạn làm pháo trong phòng trọ rộng 20 m2 để chuyển về Đăk Nông chơi dịp Tết Giáp Ngọ. Khi cả nhóm đang dồn thuốc thì bất ngờ phát nổ.

Trò chuyện với nhau về vụ tai nạn trên, nhóm bạn của Hoàng Quân, sinh viên ĐH Công nghiệp TP HCM không khỏi rùng mình và "thề với lòng từ nay không bao giờ làm pháo để đốt nữa". Quân thú nhật, thời còn là học sinh cấp 3 một trường nội trú ở Bảo Lộc (Lâm Đồng), em đã cùng bạn bè chế pháo vào các dịp cuối năm để chơi Tết. Nguyên liệu chế pháo khá đơn giản vì rất dễ tìm và dễ mua.

Nhóm của Quân đã dùng lưu huỳnh (lấy trộm tại phòng thí nghiệm hóa học của trường) và phốt pho đỏ (lấy từ đầu que diêm) để chế tạo pháo. Sau khi đã dồn hết thuốc vào một tuýp nhựa nhỏ, Quân dùng một cây đinh 5 phân để làm đầu đạn. Sân phơi đồ tập thể là địa điểm được lựa chọn để thử pháo.

Vào giờ trưa, khi những người quản lý đã đi nghỉ, cậu và đám bạn lén lút xuống sân đốt pháo. Cậu uốn kẽm làm bệ phóng và dùng nến đốt ống tuýp để kịp thời gian tìm chỗ nấp cho an toàn.

Bất ngờ ống tuýp phát nổ, cây đinh bắn ra găm vào chiếc chậu phơi quần áo ở gần đó khiến cả nhóm nháo nhào. Nghe tiếng nổ, ban quản lý ra kiểm tra thì phát hiện cả nhóm đang run rẩy trốn trong vườn chè.

“Lần đó, chiếc đinh găm vào cái chậu cạnh chỗ mình đứng. Thật may mắn không đứa nào bị thương, chứ nếu găm vào mắt thì thật nguy hiểm. Cả nhóm bị mời phụ huynh lên làm việc và viết bản cam kết với nhà trường”, Quân kể và rút ra bài học dù chơi pháo tạo ra tiếng nổ vui tai nhưng khó lường trước được hậu quả.

Thạc sĩ giáo dục Phạm Phúc Thịnh cho rằng, bản tính tìm tòi, thích khám phá và thử nghiệm những điều đã được học hoặc nghe bạn bè truyền tai, đó là tố chất của những học trò thông minh và sáng tạo. Tuy nhiên, đôi khi các em không ý thức được hết hậu quả có thể gây ra do những trò nghịch ngợm của mình.

Bên cạnh đó, do trong quá trình truyền đạt kiến thức, giáo viên chưa chú ý nhắc nhở học sinh về vấn đề an toàn cháy nổ khi thực hiện thí nghiệm hóa học hay chế tạo thuốc nổ hoặc lắp ráp thiết bị điện, từ đó dẫn đến những tai nạn có thể gây hại cho các em và cả những người xung quanh.

Thạc sĩ Phúc Thịnh nhớ lại thời còn là học sinh cấp 2, ông từng chứng kiến một nhóm nam sinh sau giờ thực thành hóa học đã lấy trộm một cốc Natri của giáo viên chỉ vì muốn thực hành xem phản ứng cháy khi cho chất này vào nước.

"Đáng lẽ phải dùng một thau nước mới đủ điều kiện để Natri có thể bốc cháy thì các em chỉ cho vào một lon sữa bò nước. Không ngờ vừa thả cốc Natri vào nước thì chiếc lon nổ tung khiến đám học sinh ướt nhem và tái xanh mặt. Rất may không em nào bị bỏng", ông kể.

Qua đây, ông Thịnh khuyên các bạn trẻ trước khi muốn làm một việc gì cần ý thức và lường trước hậu quả để tránh gây hại cho bản thân và người xung quanh. Đặc biệt, không nên làm những gì mà pháp luật cấm vì ngoài nguy cơ tai nạn, các em có thể bị truy cứu trách nhiệm pháp lý về những gì đã gây ra.

"Còn các em khác, khi thấy bạn mình làm những việc trái pháp luật hoặc có nguy cơ cháy nổ cao, nên cảnh báo và can ngăn bạn. Nếu người bạn đó vẫn không dừng lại, các em nên báo với chính quyền địa phương hoặc công an để ngăn chặn kịp thời, tránh những hậu quả đáng tiếc như vừa qua", ông Thịnh nói.

Theo Kenny Nguyễn
Theo Vnexpress
MỚI - NÓNG
Bộ Xây dựng đề nghị Hà Nội sớm rút ngắn thủ tục đầu tư nhà ở xã hội
Bộ Xây dựng đề nghị Hà Nội sớm rút ngắn thủ tục đầu tư nhà ở xã hội
TPO - Bộ Xây dựng đề nghị TP Hà Nội có các cơ chế, giải pháp cụ thể, rút ngắn thủ tục hành chính về lập, phê duyệt dự án, giao đất, cho thuê đất, giải phóng mặt bằng, thủ tục đầu tư xây dựng... để hỗ trợ, khuyến khích các doanh nghiệp triển khai đầu tư xây dựng dự án, tạo nguồn cung cho thị trường và tận dụng được nguồn vốn ưu đãi phát triển.
Xử phạt hơn 275.000 'ma men' chỉ trong quý 1
Xử phạt hơn 275.000 'ma men' chỉ trong quý 1
TPO - Theo Ủy ban An toàn giao thông quốc gia, trong quý 1, lực lượng Cảnh sát giao thông trên toàn quốc đã kiểm tra, xử lý 1,03 triệu trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông. Trong đó, có hơn 275.100 trường hợp vi phạm nồng độ cồn.