‘Hôi của’, một con sâu lớn đục khoét nhân cách người Việt

‘Hôi của’, một con sâu lớn đục khoét nhân cách người Việt
Đây chẳng phải lần đầu tiên chúng ta chứng kiến cảnh người Việt “hôi của”.
‘Hôi của’, một con sâu lớn đục khoét nhân cách người Việt ảnh 1

Là hành động chạy thật nhanh xuống đường nhặt mấy chục tờ tiền của người bị hại bị kẻ cướp giật đi không may rơi xuống đường, chạy thật nhanh làm thật lẹ như sợ ai đó lấy mất và sợ những người xung quanh đánh giá mình thấp.

Nhưng hành động đó dù nhanh tới đâu đi chăng nữa, dù lấy ít lấy nhiều thì vẫn là một con sâu lớn trong nhân cách con người.

Chúng ta tự hào lắm chứ! Tự hào mình là người Việt Nam, người Việt có bao nhiêu là phẩm chất đáng quý được duy trì từ đời này qua đời khác, chúng ta tự hào khi người Việt chịu thương chịu khó, lá lành đùm lá rách trong những lúc hoạn nạn. Nhưng còn những con người vẫn muốn chuộc lợi từ hoàn cảnh của người khác, có những người sẵn sàng làm giàu, đem về nhà mình nhưng thứ mà người khác mất đi.

Vậy trong những tình huống đó những phẩm chất người Việt đang bị đánh rơi ở đâu. Hay là mình phải làm như bao người xung quanh, người ta “hôi của” thì mình cũng làm, nguyên cả một cộng đồng đông vui như vậy thì họ chẳng biết mình là ai, tâm lý đám đông, “a dua” có cơ hội được thể hiện.

Thấy xót quá! Vì những lon bia mà những con người sẵn sàng bán rẻ nhân cách của mình, cho nhân cách của mình bốc hơi theo những lon bia vương vãi trên mặt đường liệu có đáng.

Câu chuyện “hôi của” gần đây nhất xảy ra vào 14h ngày 4/12 ở khu vực vòng xoay Tam Hiệp – Biên Hòa Đồng Nai. Tài xế Hồ Kim Hậu (30 tuổi, quê tỉnh Bình Định) lái xe tải chở khoảng 1.500 thùng bia Tiger gặp tai nạn. Lập tức, những người “hôi của” tranh nhau giành giật các thùng bia còn nguyên bị rớt xuống đường và thu gom các lon bia văng ra khỏi thùng. Trong đó, nhiều người lấy cả những thùng bia còn nguyên vẹn, một số người thì lấy túi đựng số lon bia lẻ...

Thêm bao nhiêu đó bia thì bao nhiêu người trong đám đông “hôi của” sẽ giàu thêm, bao nhiêu bia trong những thùng bia đó thì khi uống vào sẽ thấy con người mình thực sự thoải mái. Hay chỉ biết hành động, chỉ cần có cơ hội là cho lòng tham được trỗi dậy, để mặc kệ tiếng kêu khóc thảm thiết đến khản cả tiếng của người tài xế họ vẫn làm.

Ta nghĩ tới cảnh chen chúc xô đây trong nhiều dịp phát cơm từ thiện, nhưng nhiều người vẫn lặng lẽ xếp hàng chờ đợi cơ mà. Còn hình ảnh trên thì sao. Lao vào hốt về như là của cho, của biếu không, rồi như sợ người khác lấy mất lại phải dành giật. Bất giác thấy sợ trước những hành động “hôi của”của một bộ phận người trong xã hội.

Tự hỏi liệu họ có nhận thức được hành động của mình đáng xấu hổ đến nhường nào không, liệu họ có biết trong lúc mình hớn hở đi lấy của người khác thì những nạn nhân đã không thể khóc thành tiếng. Bây giờ tìm đâu ra những phẩm chất người Việt trong hoàn cảnh này đây?

Theo Mực tím

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.