Làm thế nào để sinh viên không “chê” ký túc xá?

Làm thế nào để sinh viên không “chê” ký túc xá?
Để đưa vào sử dụng có hiệu quả, Ban quản lý các khu ký túc xá tập trung cần tìm hiểu nhu cầu thực tế của sinh viên, có thể tiếp tục hạ giá thành, cải tạo thiết kế phòng ở hợp lý hơn, cũng như có thái độ phục vụ thân thiện.

Làm thế nào để sinh viên không “chê” ký túc xá?

> Đột nhập Ký túc xá VIP ở Sài Gòn
> Sinh viên nghèo với gánh nặng học phí

Để đưa vào sử dụng có hiệu quả, Ban quản lý các khu ký túc xá tập trung cần tìm hiểu nhu cầu thực tế của sinh viên, có thể tiếp tục hạ giá thành, cải tạo thiết kế phòng ở hợp lý hơn, cũng như có thái độ phục vụ thân thiện.

Hội thảo
Hội thảo "Khai thác sử dụng hiệu quả các KTX sinh viên" diễn ra chiều 22/4 tại ĐH Đà Nẵng.

Trên đây là ý kiến của ông Nguyễn Ngọc Tuấn - phó Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng tại hội thảo “Khai thác sử dụng hiệu quả các ký túc xá sinh viên”. Hội thảo do Liên doanh DMC - 579 và Ban Quản lý Ký túc xá tập trung DMC - 579, ký túc xá (KTX) tập trung cho sinh viên (SV) trên địa bàn thành phố Đà Nẵng tổ chức chiều ngày 22/4.

Theo thống kê của các trường thành viên ĐH Đà Nẵng, hiện có hơn 85.000 SV các bậc đào tạo đang theo học tại các trường; trong đó, số SV từ các tỉnh, thành khác về Đà Nẵng trọ học chiếm tỷ lệ rất lớn. Tuy nhiên KTX của các trường hiện nay chỉ mới đáp ứng được khoảng 10 - 20% nhu cầu chỗ ở của SV.

Cụ thể như Trường ĐH Bách khoa Đà Nẵng, ThS. Phan Minh Thắng - phó Trưởng Phòng Công tác SV, phụ trách KTX nhà trường cho biết KTX nhà trường hiện đang phục vụ nhu cầu chỗ ở cho khoảng 1.500 SV và khoảng 50 lưu học sinh Lào. So với tổng số khoảng hơn 20.000 SV ở các bậc đào tạo của nhà trường, mà trong đó SV ngoại tỉnh chiếm tỷ lệ lớn, số SV được bố trí chỗ ở trong KTX của trường vẫn còn khiêm tốn.

Tương tự, theo thống kê của ĐH Kinh tế Đà Nẵng, toàn trường hiện có khoảng gần 8.000 SV, trong đó, SV có hộ khẩu thường trú ở các tỉnh, thành ngoài Đà Nẵng chiếm tỷ lệ hơn 70%, khoảng hơn 5.600 SV. Nhu cầu chỗ ở của SV là rất lớn, song KTX của nhà trường chỉ mới đáp ứng được chỗ ở cho khoảng 900 SV. So với SV ngoại tỉnh cần chỗ trọ học, số SV được bố trí chỗ ở trong KTX của trường chưa tới 20%.

Khu KTX DMC-579 đã được đưa vào sử dụng hơn nửa năm nay chỉ mới thu hút được chưa tới 1.000 SV, quá ít so với sức chứa 6.000 SV của KTX này
Khu KTX DMC-579 đã được đưa vào sử dụng hơn nửa năm nay chỉ mới thu hút được chưa tới 1.000 SV, quá ít so với sức chứa 6.000 SV của KTX này.

Trong khi SV thiếu chỗ ở, thì như báo Dân trí đã có bài phản ánh và cũng là thực trạng được thừa nhận tại Đà Nẵng, khu KTX DMC - 579 đặt tại địa bàn Q. Liên Chiểu (Đà Nẵng), nằm giữa nhiều trường đại học, cao đẳng, có sức chứa lên đến 6.000 SV, nhưng sau hơn nửa năm đưa vào sử dụng, chỉ mới thu hút được chưa tới 1.000 SV.

Khu KTX trên được đầu tư xây dựng bằng nguồn Trái phiếu Chính phủ với tổng kinh phí lên đến 160 tỷ đồng. Và được biết, trong năm học tới, Liên doanh DMC - 579 tiếp tục hoàn thành xây dựng và đưa vào sử dụng thêm một KTX tại khu vực Q. Ngũ Hành Sơn (Đà Nẵng) với sức chứa 4.000 SV, và có tổng kinh phí đầu tư xây dựng lên đến 100 tỷ đồng.

Làm sao để thu hút SV, đưa vào sử dụng hiệu quả các khu KTX tập trung dành cho SV của thành phố để tránh gây lãng phí hàng trăm tỷ đồng đầu tư xây dựng? Nhiều ý kiến đóng góp đã được đưa ra tại hội thảo xoay quanh chủ đề này.

Ông Nguyễn Ngọc Tuấn - phó Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng nêu ý kiến: Để đưa vào sử dụng có hiệu quả, Ban quản lý các khu ký túc xá tập trung cần tìm hiểu nhu cầu thực tế của SV, có thể tiếp tục hạ giá thành từ 110 nghìn đồng/SV/tháng như hiện nay xuống còn khoảng 85 nghìn đồng, cải tạo thiết kế phòng ở hợp lý hơn, cũng như có thái độ phục vụ thân thiện. Phó Chủ tịch UBND thành phố chỉ đạo Ban Quản lý KTX và ĐH Đà Nẵng cùng chung tay để không lãng phí một công trình có thể giải quyết bài toán chỗ ở cho hàng ngàn SV trên địa bàn thành phố như KTX DMC - 579.

Theo ông Phan Kim Tuấn - Trưởng Phòng Công tác SV, ĐH Kinh tế Đà Nẵng, để dưa vào sử dụng hiệu quả khu KTX của thành phố, cần đảm bảo các điều kiện thích ứng với nhu cầu về chổ ở của SV như đảm bảo thuận tiện cho SV trong các sinh hoạt cá nhân (có khu vệ sinh khép kín, khu nấu ăn); cung cấp các dịch vụ tại chỗ đa dạng để đáp ứng nhu cầu của SV như các dịch vụ ăn uống, giải khát, giặt là…, tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao tạo sân chơi thu hút SV.

Bên cạnh đó, theo ông Phan Kim Tuấn, cần tăng ường truyền thông về KTX của thành phố. Để đón đầu nhu cầu về chỗ ở của SV, nên đưa thông tin về KTX của thành phố từ các buổi tư vấn tuyển sinh ở các tỉnh thành tập trung vào khu vực miền Trung và Tây Nguyên.

Với kinh nghiệm đưa vào sử dụng hiệu quả khu KTX của nhà trường, ThS Phan Minh Thắng - phó Trưởng phòng Công tác SV, phụ trách KTX Đh Bách khoa Đà Nẵng chia sẻ, để KTX thu hút SV, KTX DMC - 579 cần tạo được môi trường cây xanh và khu hoạt động thể dục thể thao đúng tầm cỡ phục vụ cho khoảng 6.000 SV; không đặt nặng tính kinh doanh trong các dịch vụ tại khu nội trú. Đặc biệt, đảm bảo tuyến giao thông công cộng được bố trí hợp lý, thuận lợi cho việc đi lại của SV có trường học ở xa khu nội trú.

Theo Khánh Hiền
Dân trí

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG
Phát triển nghề đông y trên phố Lãn Ông gắn với du lịch Hà Nội
Phát triển nghề đông y trên phố Lãn Ông gắn với du lịch Hà Nội
TPO - Ngày 20-4, tại Trung tâm Giao lưu Văn hoá Phố cổ Hà Nội số 50 Đào Duy Từ, Hoàn Kiếm đã diễn ra buổi toạ đàm “Nghề Đông y Hoàn Kiếm gắn với sự phát triển phố nghề Lãn Ông”. Sự kiện nằm trong chuỗi hoạt động văn hóa “Giữ nghề xưa trên phố”, nhằm tôn vinh nghề đông y cổ truyền và Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác.