Lớp học 'chợ vỡ' gây sốt

Lớp học 'chợ vỡ' gây sốt
Học sinh tự do chạy đến góc này, chạy sang góc kia, trao đổi một cách tự tin, thoải mái trong giờ học thay cho kiều ngồi ngay ngắn, im lặng răm rắp hướng về phía giáo viên.

Lớp học 'chợ vỡ' gây sốt

> Đào tạo trực tuyến 'lên ngôi'
> Độc đáo mô hình học lịch sử với… cựu chiến binh

Học sinh tự do chạy đến góc này, chạy sang góc kia, trao đổi một cách tự tin, thoải mái trong giờ học thay cho kiều ngồi ngay ngắn, im lặng răm rắp hướng về phía giáo viên.

Học sinh Trường tiểu học 1, thị trấn Năm Căn, H.Đất Mũi, Cà Mau trong giờ học theo mô hình “Trường học VN mới”. Ảnh: Tuệ Nguyễn
Học sinh Trường tiểu học 1, thị trấn Năm Căn, H.Đất Mũi, Cà Mau trong giờ học theo mô hình “Trường học VN mới”. Ảnh: Tuệ Nguyễn.

Lớp học 'chợ vỡ' đang gây sốt trong cộng đồng mạng.

Quen với kiểu học sinh (HS) ở các trường tiểu học ngồi im lặng, hai tay đặt ngay ngắn lên bàn khi giáo viên giảng bài nên chúng tôi khá bất ngờ khi thấy rất nhiều lớp ở Trường tiểu học 1, thị trấn Năm Căn, H.Đất Mũi, Cà Mau có vẻ “lộn xộn” và ồn ào. Giáo viên thay vì đứng ở vị trí quen thuộc trên bục giảng thì đi lại như con thoi trong học lớp học.

Chủ tịch hội đồng tự quản thay cho ban cán sự lớp

Biên soạn lại sách giáo khoa cho phù hợp

“Trường học VN mới" xuất phát từ Colombia và được xem là mô hình giáo dục tiểu học tốt nhất ở khu vực nông thôn Mỹ Latinh. Đây cũng được đánh giá là mô hình sáng tạo của thế kỷ 21 bởi ngoài việc giúp HS trải nghiệm, phát hiện kiến thức thông qua các hoạt động theo nhóm, các em còn được kích thích sự sáng tạo, rèn luyện tính độc lập và sự tự tin trong mọi hoạt động.

Ở VN, nội dung kiến thức áp dụng tại các lớp VNEN vẫn đảm bảo theo chuẩn kiến thức kỹ năng của chương trình hiện hành nhưng đã được Bộ GD-ĐT biên soạn lại cho phù hợp. HS không học theo bộ sách giáo khoa hiện hành mà theo bộ sách được biên soạn lại. Bộ tài liệu này được coi là “3 trong 1” khi cả HS, giáo viên và phụ huynh đều có thể dùng làm tài liệu học tập và giảng dạy.

Lớp khoảng 30 - 35 HS, chia thành 5 - 6 nhóm, mỗi nhóm 4 -6 em. Bàn học không kê theo hàng ngang hướng về phía bục giảng của giáo viên mà quây thành các nhóm khác nhau, có nhóm trưởng. HS trong nhóm sẽ cùng nhau học tập, tự đánh giá mình, đánh giá bạn và giáo viên sẽ là người hướng dẫn và đánh giá sau cùng.

Ở mỗi góc lớp là một góc học tập theo từng bộ môn với những tài liệu và đồ dùng học tập liên quan. Lớp được trang trí bằng những hình ảnh sinh động, hộp thư “Lời em muốn nói” cũng được đặt ở phòng học để HS chia sẻ những mong muốn của mình với giáo viên và nhà trường... Giáo viên di chuyển liên tục, đang ở nhóm này quan sát và hướng dẫn thì lại có nhóm khác mời cô sang giải đáp thắc mắc.

Những gì diễn ra trong các lớp học ở Trường tiểu học 1 thị trấn Năm Căn là một phần của dự án thí điểm mô hình “Trường học VN mới” (VNEN, viết tắt theo tiếng Tây Ban Nha), đang được Bộ GD-ĐT thí điểm ở bậc tiểu học tại 62 tỉnh thành trên cả nước với 1.447 trường năm học 2012 - 2013. Năm nay có thêm khoảng 200 trường nữa tự nguyện đăng ký tham gia.

Ở những lớp học này, ban cán sự lớp thay bằng chủ tịch hội đồng tự quản, trưởng ban học tập, trưởng ban kỷ luật, trưởng ban ngoại giao và các trưởng nhóm. Với mô hình này, HS được yêu cầu và tự trả lời câu hỏi hoặc tự làm bài tập theo yêu cầu của tài liệu, tự đánh giá tiến độ học của mình trên phiếu. Từ đó, HS có ý thức, chủ động hơn, giảm bớt sự phụ thuộc vào thầy cô.

Tự tin với các lớp học như... chợ vỡ

Trường tiểu học Tả Thanh Oai, H.Thanh Trì, Hà Nội, là trường đầu tiên của Hà Nội được chọn để thí điểm mô hình này từ năm học 2012 - 2013. Đến nay giáo viên và HS cũng đã dần quen với các lớp học như... chợ vỡ.

Bà Hoàng Việt Hạnh, giáo viên của trường, cho biết: “Mới đầu khá mệt khi triển khai lớp học này vì việc chia lớp, quản lý lớp chưa đi vào nền nếp. Tuy nhiên, chỉ một thời gian ngắn các em đã bắt nhịp và bị lôi cuốn vào các tiết học như thế”. Ông Phạm Xuân Tiến, Trưởng phòng Giáo dục tiểu học, Sở GD-ĐT Hà Nội, chia sẻ: “Tôi cũng không hình dung theo phương thức mới HS lại tự tin, mạnh dạn đến thế”. Ông Tiến kể: “Đến những lớp học truyền thống, khi có đoàn kiểm tra vào hỏi han thì thường các cháu rất rụt rè nhưng ở lớp học này, các cháu nhao nhao xin trả lời các câu hỏi, đáng ngạc nhiên hơn là các cháu còn liên tục đặt câu hỏi ngược trở lại với chúng tôi. Có cả những câu hỏi như: bác bao nhiêu tuổi, bác đã có gia đình chưa, sở thích của bác là gì?...”.

Trường tiểu học Âu Cơ là một trong 4 trường của TP.Rạch Giá, Kiên Giang dạy thí điểm VNEN. Bà Trần Thị Liên, Hiệu trưởng, nhìn nhận: “Tuy tỷ lệ khá giỏi không tăng so với năm trước nhưng HS học theo mô hình này tự tin, biết cách tự học, tham gia tích cực vào các hoạt động, biết cách nhận xét, đánh giá bạn, tự đánh giá mình. Một số em sớm bộc lộ khả năng quản lý, điều hành các hoạt động của tổ, của lớp một cách linh hoạt, sáng tạo”. Nhiều giáo viên của trường này cũng cho rằng trong quá trình học tập, HS có nhiều cơ hội độc lập suy nghĩ, bộc lộ ý kiến riêng và phát huy năng lực hợp tác khi học nhóm.

Thể nghiệm đổi mới chương trình sau năm 2015

Bàn về vấn đề này, ông Nguyễn Vinh Hiển, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT, khẳng định: “Với mô hình VNEN, quan niệm về chương trình giáo dục khác với những năm trước đây”. Nội dung, phương pháp dạy học, phương pháp kiểm tra đánh giá, tổ chức dạy học... là do các nhà trường, do chính các giáo viên chủ động làm. Sách giáo khoa không phải chỉ có một bộ mà giáo viên sử dụng rất nhiều tư liệu, từ nhiều nguồn khác nhau. “Do đó quan niệm một chương trình một bộ sách giáo khoa cần phải được thay đổi”, ông Hiển nhấn mạnh.

Theo ông Hiển, mô hình trường học mới là những thể nghiệm bước đầu cho việc triển khai đổi mới chương trình và sách giáo khoa phổ thông sau năm 2015. Điều này giúp cho việc hoàn thiện và làm cho các nhà trường và phụ huynh quen dần khi chuyển sang mô hình mới một cách đại trà.

Ý kiến

Thay đổi căn bản phương pháp dạy và học

“Mô hình này buộc phải thay đổi căn bản phương pháp truyền đạt của giáo viên và cách tiếp thu kiến thức của HS. HS chủ động tiếp thu, lĩnh hội kiến thức”.

Phan Văn Khởi (Giáo viên Trường tiểu học 1, thị trấn Năm Căn, H.Đất Mũi, Cà Mau)

Làm những việc khác trước

“Tham gia mô hình này, giáo viên phải làm những việc rất khác trước đây. Thay vì soạn giáo án, giáo viên phải ghi nhật ký giảng dạy. Trong đó ghi những vướng mắc, hạn chế trong từng bài dạy; sự tiến bộ hay hạn chế của một số HS trong lớp, cách thể hiện vai trò của cá nhân trong hội đồng tự quản lớp”.

Trần Thị Liên (Hiệu trưởng Trường tiểu học Âu Cơ, TP.Rạch Giá, Kiên Giang)

Học sinh phải hiểu bài mới thôi

“Học theo mô hình này, số HS yếu giảm rõ rệt vì giáo viên không phải chạy theo tiến độ chương trình quá nhanh như hiện hành nên có điều kiện để giảng cho HS hiểu bài mới thôi”.

Châu Văn Tín (Hiệu trưởng Trường tiểu học Thới Bình C, H.Thới Bình, Cà Mau)

Theo Tuệ Nguyễn
Thanh Niên

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG