Những ông, bà chủ ‘đình đám’ từ khi là sinh viên ĐH Ngoại thương

Những ông, bà chủ ‘đình đám’ từ khi là sinh viên ĐH Ngoại thương
Là điển hình của 2 trường ĐH Ngoại thương (Hà Nội và TP.HCM) học giỏi và đầy tài năng, họ sớm trở thành những ông bà chủ ngay từ khi còn là sinh viên.

Những ông, bà chủ ‘đình đám’ từ khi là sinh viên ĐH Ngoại thương

> “Ông chủ” tuổi 24 khởi nghiệp từ 1 triệu đồng
> Trượt đại học, chàng trai trẻ vẫn thành ông chủ

Là điển hình của 2 trường ĐH Ngoại thương (Hà Nội và TP.HCM) học giỏi và đầy tài năng, họ sớm trở thành những ông bà chủ ngay từ khi còn là sinh viên.

Những ông, bà chủ ‘đình đám’ từ khi là sinh viên ĐH Ngoại thương ảnh 1

1. Lê Ngọc Chiến - Ông chủ điển trai của chuỗi cửa hàng thời trang

Từng gây ấn tượng khi giành giải nhất cuộc thi Gương mặt sinh viên năm 2012, Lê Ngọc Chiến không chỉ nổi danh với rất nhiều hoạt động cộng đồng của trường mà còn để lại dấn ấn bởi công việc kinh doanh tiền tỉ của mình.

Chiến thể hiện tài “làm ăn” ngay từ khi bước chân vào học lớp 10 khi đứng ra làm "chủ bút” cho tờ báo trường. Với công việc đầu tiên này mỗi tháng cậu cũng có thu nhập nhuận bút hơn 1 triệu đồng. Đặc biệt là hiện nay, anh bạn sinh năm 1990 đang làm CEO của chuỗi bốn cửa hàng kinh doanh thời trang nam nổi tiếng Hà thành.

Từ số vốn 150 triệu đồng tiết kiệm và vay mượn bạn bè, đến nay sau gần 2 năm bước chân vào lĩnh vực kinh doanh thời trang, Chiến đã là giám đốc có trong tay một chuỗi 4 cửa hàng thời trang tại Hà Nội với khoảng 40 nhân viên. Doanh số bán hàng mỗi tháng đến giờ cũng lên tới con số hàng tỷ đồng.

Những ông, bà chủ ‘đình đám’ từ khi là sinh viên ĐH Ngoại thương ảnh 2

2. Nguyễn Văn Hiệp - Thầy giáo tiếng Anh đẹp trai kiêm... giám đốc

Hiện đang là giám đốc một trung tâm tiếng Anh gồm 50 lớp, “ông chủ” 24 tuổi Nguyễn Văn Hiệp khiến tất cả bạn bè cùng trang lứa phải ngỡ ngàng, nể phục. Đặc biệt, khi biết rằng, Hiệp đã khởi nghiệp từ lúc còn ngồi trên ghế nhà trường, với chỉ 1 triệu đồng “vốn liếng”.

Hơn thế nữa, mọi người càng thêm nể phục khi biết Hiệp từng đỗ một lúc hai khối của hai trường đại học hàng đầu: Trường ĐH Ngoại thương (28 điểm) và trường ĐH Y Hà Nội (26,5 điểm).

Mỗi tháng, trung tâm của Hiệp mở được 15 – 20 lớp, mỗi lớp 15 học viên. Hiện tại, trung tâm có 50 lớp, gần 20 nhân viên, trợ giảng và gần 20 giáo viên. Mục tiêu trong 5 – 7 năm tới của Hiệp là mở được 100 cơ sở đào tạo tiếng Anh khác trên khắp cả nước.

Những ông, bà chủ ‘đình đám’ từ khi là sinh viên ĐH Ngoại thương ảnh 3

3. Phan Nguyễn Nguyệt Trúc Đào - Bà chủ hoa khôi của cửa hàng thức ăn sạch

Cô sinh viên năm cuối trường ĐH Ngoại thương Phan Nguyễn Nguyệt Trúc Đào tạo lập một sự nghiệp đáng ngưỡng mộ khi mới ở độ tuổi 22 đã là bà chủ Nhà hàng mang tên The Body Food. Nhà hàng của Trúc Đào vừa được khai trương vào tháng 5, có diện tích 100m2, có thể chứa đến 75 khách/lượt, nằm ở vị trí đắc địa giữa lòng Sài Gòn.

Điểm khác biệt và táo bạo của Trúc Đào đó là cô bạn đầu tư vào thức ăn tốt cho sức khỏe với sự tham vấn của các bác sĩ dinh dưỡng hàng đầu. Để mở được cửa hàng đó, Trúc Đào đã phải huy động gia đình, bạn bè trong và ngoài nước đầu tư với số tiền không hề nhỏ lên tới 2,5 tỉ đồng.

Những ông, bà chủ ‘đình đám’ từ khi là sinh viên ĐH Ngoại thương ảnh 4

4. Huỳnh Ngọc Tân - Tháng kiếm trăm triệu, mua nhà tiền tỷ

Câu chuyện về Huỳnh Ngọc Tân (23 tuổi, sinh viên năm 4, ĐH Ngoại Thương TP.HCM) đã tự mua cho mình một căn nhà riêng nhờ làm môi giới bất động sản ngay khi mới học năm ba truyền nhanh trong sinh viên Ngoại thương, ai cũng thấy khâm phục vì khả năng của anh chàng này.

Tiếp đó, Tân còn cộng tác cho các văn phòng cao ốc, các công ty bất động sản. Chỉ trong hai năm, Tân đã bán được 20 căn hộ chung cư. Công việc này mang cho Tân mức thu cao, nên chỉ chưa đến hai năm, Tân đã tự tay mua được một căn hộ trị giá một tỷ đồng ở Bình Thạnh từ khi còn là sinh viên.

Hiện tại, Tân đang làm chủ công ty Hynota do mình lập ra chuyên về thiệp hanmade từ Nhật Bản. Thu nhập hằng tháng của công ty đạt 120 triệu, sản xuất hơn 5.000 tấm thiệp và liên tục xuất hàng ra nước Mỹ, Australia, Anh, Pháp… là những thành tích ấn tượng mà Hynota có được sau hai tháng thành lập. Đến nay, công ty đã làm ra 15.000 sản phẩm và thu về hơn 350 triệu sau 4 tháng hoạt động.

Những ông, bà chủ ‘đình đám’ từ khi là sinh viên ĐH Ngoại thương ảnh 5

5. Bùi Thị Phương - trở thành bà chủ sau khi... bỏ học

Điều khiến mọi người khâm phục ở Phương chính là thành công nhờ những suy nghĩ có phần "khác người" khi bỏ ngang ĐH Ngoại thương khi chỉ còn ít thời gian nữa là tốt nghiệp và quyết tâm đi theo con đường kinh doanh không bằng cấp.

Suy nghĩ táo bạo của cô gái trẻ đã gây sửng sốt cho rất nhiều người. Phương đang sở hữu 4 trung tâm Anh ngữ, 1 nhà hàng Pizza và quán ăn sinh viên với thu nhập hơn 200 triệu mỗi tháng. Không dừng lại ở đó, Phương còn ước mơ trở thành Bill Gates của Việt Nam và tham gia nhiều hoạt động từ thiện.

Mới đây, Phương vừa mở thêm một Trung tâm Tiếng Anh nữa, lo lắng với việc quản lý cả hai Trung tâm, nhưng Phương nói rằng 2 chỉ mới là con số nhỏ trong rất nhiều dự án cô sẽ triển khai sau này nữa. Hiện tại hầu như tiền cô bạn kiếm được dành để phát triển và mở rộng kinh doanh của mình cho hoành tráng và chuyên nghiệp hơn, còn sau này có nhiều tiền thì 90% tài sản của cô sẽ làm từ thiện và giúp người nghèo, Phương chia sẻ.

Theo Trí Thức Trẻ

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG