‘Quý ông’ quấy rối tình dục nữ đồng nghiệp

‘Quý ông’ quấy rối tình dục nữ đồng nghiệp
Dù đã luật hóa, nhưng ở Việt Nam, nạn quấy rối tình dục vẫn diễn ra hàng ngày. Rất nhiều người, phần lớn là nam giới, nghĩ rằng mình đang đùa vui mà không biết là đang quấy rối tình dục (QRTD).

‘Quý ông’ quấy rối tình dục nữ đồng nghiệp

> Hầu hết nhân viên nữ bị quấy rối đều... giấu nhẹm!

> Không biết 'quấy rối tình dục' là gì, sao xử phạt? 

Dù đã luật hóa, nhưng ở Việt Nam, nạn quấy rối tình dục vẫn diễn ra hàng ngày. Rất nhiều người, phần lớn là nam giới, nghĩ rằng mình đang đùa vui mà không biết là đang quấy rối tình dục (QRTD).

‘Quý ông’ quấy rối tình dục nữ đồng nghiệp ảnh 1
. Ảnh: minh họa
 

Nạn nhân trẻ và ranh giới mong manh

Bi hài quy định

Điều 8 của Bộ luật Lao động mới chỉ nêu các hành vi nghiêm cấm người sử dụng lao động như ngược đãi người lao động, QRTD…, mà không hề có quy định ngược lại đối với người lao động.

Theo quy định của dự thảo Nghị định thì cùng một hành vi QRTD nhưng nếu nạn nhân là người giúp việc gia đình thì người quấy rối chỉ bị phạt 5-10 triệu đồng, còn nếu hành vi này diễn ra tại công sở thì bị phạt đến 75 triệu đồng.

Bên cạnh đó, cũng theo dự thảo thì “cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan, đơn vị hành chính, sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội không thuộc đối tượng điều chỉnh của nghị định này”.

Như vậy, nếu là cán bộ, công chức, viên chức thì vô tư… QRTD?.

Chỉ mới vào cơ quan một thời gian, năng lực có, kinh nghiệm có, được cấp trên tin dùng, đồng nghiệp quý mến, nhưng Nguyễn Thanh Q. công tác ở một ngân hàng lớn ở HN đã quyết định viết đơn xin nghỉ việc. Mọi người ngỡ ngàng, nhưng Q. tuyệt đối không nói lý do ra đi.

Chỉ người nhà mới biết cô thường xuyên nhận được những email tỏ tình đầy nhục cảm từ người trưởng phòng trực tiếp. Cân nhắc trước việc lên tiếng tố cáo hay xin đi cho yên chuyện, Q. đã làm theo phương án hai. Bởi theo cô, trong xã hội chuyện tình dục vốn là chuyện nửa tin nửa ngờ. Cô vô tội, bị quấy rối, nhưng liệu có mấy người 100% tin như vậy, hay họ lại nghĩ “không lửa sao ra khói”?.

Thực tế hiện nay, các công sở có rất nhiều nữ nhân viên bị quấy rối tình dục QRTD nhưng vì xấu hổ, sợ to chuyện nên không khai báo. Một khảo sát của Tổ chức phụ nữ liên hợp quốc – UN đã đưa ra con số hơn 40% nhân viên nữ ở các công sở trên thế giới nói rằng họ bị "sếp", các đồng nghiệp nam QRTD.

Việt Nam cũng không nằm ngoài khi nghiên cứu do Bộ LĐTBXH thực hiện với sự giúp đỡ của ILO công bố tháng 12/2012 cho thấy phần lớn các nạn nhân bị QRTD ở Việt Nam là nữ giới còn khá trẻ (18 - 30 tuổi).

Hình thức QRTD là những lời lẽ tán tỉnh thô tục, kích dục; đụng chạm thể xác; đề nghị quan hệ tình dục. Kẻ QRTD thường đưa ra những điều kiện như nâng lương, đề bạt, tuyển dụng…

“Nếu tôi bị đồng nghiệp QRTD, tôi cũng không dám tố cáo, bởi việc đưa ra bằng chứng rất khó xác định, mà đưa ra rồi thì ảnh hưởng tới công việc, gia đình, chồng con”, rất nhiều người phụ nữ đồng ý với ý kiến này của chị Lê Thị Tâm ở huyện Can Lộc, Hà Tĩnh

Có “đèn”, thiếu “lửa”

Ở Việt Nam, lần đầu tiên hành vi QRTD được Bộ luật Lao động sửa đổi (vừa có hiệu lực từ ngày 1/5/2013) đưa vào luật để điều chỉnh. Trong đó có nêu QRTD tại nơi làm việc là hành vi bị nghiêm cấm, người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động nếu bị QRTD.

Dự thảo Nghị định xử phạt về lĩnh vực lao động có quy định xử phạt hành vi QRTD chịu mức phạt phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 75 triệu đồng đang trong quá trình lấy ý kiến.

Tuy nhiên, hành vi QRTD ở Việt Nam mới chỉ được “điểm mặt” chứ chưa thể “gọi tên” vì chưa có định nghĩa chuẩn thế nào là QRTD. Hay nói như ông Đặng Đức San, Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ LĐTBXH) “thì hiện Bộ LĐ-TB&XH vẫn căn cứ định nghĩa của quốc tế, nhưng thực tế cho thấy định nghĩa này khó phù hợp ở Việt Nam, vì thế vẫn phải chờ” .

Là người có nhiều bài tham luận sắc sảo về việc bảo vệ phụ nữ trước nạn QRTD, Thạc sĩ Bùi Phương Thảo, Học viện CSND, cho rằng, QRTD có thể được thể hiện dưới nhiều hình thức như: nhưng lời nhận xét bên ngoài, thân hình hay quần áo; những câu hỏi hay nhận xét về đời sống tình dục cá nhân; kể những câu chuyện phiếm về tình dục, hứa hẹn hay đe dọa nhân viên trong công việc để họ phải đáp ứng chuyện tình dục, gửi những tài liệu, tranh ảnh khiêu dâm, kích dục, sự cố ý đụng chạm vào cơ thể mà không được đồng ý…

Vì định nghĩa không “ra đời” song song với luật nên, nhiều người lo ngại nếu không có mức cụ thể, hành vi cụ thể, bằng chứng cụ thể, quy định có thể bị lợi dụng để vụ lợi và trả thù lẫn nhau, dễ dẫn đến oan sai, làm mất danh dự, uy tín của nhiều người…

Theo Xuân Hoa
Pháp Luật Việt Nam

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG