Tâm sự ngày thi tốt nghiệp của 9X mồ côi ba, mẹ bệnh nặng

Sớm mồ côi ba, mẹ lại bị tâm thần, cậu học trò Phan Tấn Tài thui thủi đạp xe một mình đi thi tốt nghiệp. Nếu thi đậu, Tài rất muốn chia sẻ với mẹ nhưng chỉ sợ bà không hiểu.

Phan Tấn Tài (18 tuổi, quê Long An) đang là thành viên của mái ấm Q.8 (TP.HCM). Tài vào mái ấm từ khi học lớp 5. Trước đó, năm lên 3 tuổi, ba Tài vì buồn phiền nên tự vẫn, bỏ lại ba mẹ con. Từ ngày ba mất, kinh tế gia đình đang khá giả suy sụp hẳn, cộng thêm nỗi đau mất chồng nên mẹ Tài cũng bị tâm thần.

Tài và anh trai phải dọn lên TP.HCM ở với bà ngoại cùng các dì. “Mọi người buôn bán ngoài chợ nên cũng khó khăn, chỉ đủ cho em học đến lớp 5. Sau đó, em đươc chuyển vào mái ấm quận 8. Ở đây em được chăm lo ăn học đầy đủ”, Tài kể.

Tâm sự ngày thi tốt nghiệp của 9X mồ côi ba, mẹ bệnh nặng ảnh 1

Tài có sở trường là vẽ nên cậu chọn thi ĐH Kiến Trúc TP.HCM.

Ở mái ấm, dù được mọi người quan tâm, nhưng cậu học trò có dáng người mảnh khảnh, đôi mắt hơi đượm buồn vẫn luôn cảm thấy mặc cảm thân phận mồ côi của mình. Lúc nhỏ, Tài bao phen đánh nhau với đám bạn trong xóm chỉ vì trêu chọc. Khi đi học, dù ít bị làm phiền hơn nhưng Tài lại sống khá khép kín với bạn bè.

Những ngày thi tốt nghiệp, Tài thui thủi một mình đạp xe từ mái ấm lên hội đồng thi trường THPT Hùng Vương (Q.5, cũng là trường cậu học). “Nhìn thấy các bạn có ba mẹ quan tâm, đón đưa em chạnh lòng lắm. Em cũng có mẹ, nhưng mẹ bị vậy nên không thể đưa đi hay hỏi thăm em chuyện thi cử được. Em có nói với mẹ về thi tốt nghiệp, đại học nhưng vài hôm là mẹ lại quên. Dù vậy, em vẫn rất thương mẹ”, Tài chia sẻ.

Kỳ thi tốt nghiệp năm nay, Tài thi bốn môn Văn, Toán, Lịch sử và Anh văn. Ba môn thi đầu tiên, cậu đều hoàn thành tốt bài làm. “Em làm bài được nhưng chắc điểm cũng không cao. Em hy vọng nhiều nhất ở môn Anh, vì đó là môn em giỏi nhất. Nếu đậu tốt nghiệp, em chia sẻ với các thầy trong mái ấm trước, rồi đến mẹ. Nhưng chỉ sợ mẹ không hiểu hoặc sớm quên”, cậu học trò mồ côi bộc bạch.

Tâm sự ngày thi tốt nghiệp của 9X mồ côi ba, mẹ bệnh nặng ảnh 2

Những ngày thi tốt nghiệp, Tài chạnh lòng vì không có ba mẹ quan tâm như bao bạn bè khác.

  

Hiện tại, mẹ Tài sống một mình. Chuyện sinh hoạt, ăn uống đều do anh trai và các dì đảm nhận. Tài thường xuyên về thăm mẹ mỗi tuần một lần. Cậu cho biết: “Những lúc mẹ tỉnh thì thường nấu ăn, mua quà cho em. Em nhớ mãi có lần mẹ bị nhốt nhưng trốn ra được. Lúc ấy mẹ dắt em đi lang thang khắp nơi”.

Kỳ thi đại học năm nay, Tài nộp đơn thi khối H, vào ngành Thiết kế thời trang, ĐH Kiến Trúc TP.HCM. Sở trường là vẽ những mẫu mã thời trang và có thể may quần áo nên Tài chọn thi ngành này.

Cậu vạch kế hoạch: “Trước mắt là em sẽ cố gắng thi đậu đại học. Sau đó tìm một công việc để trang trải việc học vì đến khi đủ 18 tuổ em phải rời mái ấm. Em dự tính sẽ xin đi may quần áo. Em hy vọng sẽ sớm có việc tốt ngay từ thời sinh viên để có thể nuôi mẹ”.

Nói về Tài, anh Kiều Văn Biên, quản lý mái ấm cho biết: “Tài là một trong những em có hoàn cảnh đáng thương nhất ở mái ấm. Từ bé, em đã sống khá khép kín vì mặc cảm gia đình nên chúng tôi thường quan tâm, chia sẻ với em nhiều hơn. Sắp tới, Tài sẽ rời mái ấm để tự lập nhưng chúng tôi vẫn thường xuyên theo dõi để hỗ trợ em đến khi ra trường, có công việc ổn định, chứ không phải đủ 18 tuổi là bỏ mặc em hoàn toàn”.

Theo Theo Zing
MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.